H[I HƯỚC LÀ SỰ CHỈ TRÍCH CỦA NGƯỜI KHÁC

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 36 - 37)

Vào một ngày mùa đông, xe ôtô chởkhách đến trạm muộn mất 25 phút. Một hành khách thấy vậy hỏi người điều hành xe:

- Tại sao lại để chuyện này xảy ra? Người điều hành đáp:

- Gặp hôm tuyết rơi, xe khó tránh được muộn giờ”. - Nhưng hôm nay làm gì có tuyết rơi? - Hành khách nói. - Không sai. Nhưng theo dự báo thời tiết thì hôm nay có tuyết.

Tuy người điều hành xe chưa trả lời được vấn đềnhưng chắc chắn hành khách khi nghe ông ta nói vậy sẽ không tức giận, đây là một trong nhiều cái lợi của hài hước.

Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về việc dùng lời lẽhài hước hoá sự chỉ trích của người khác. Có thể nó không thật phổ biến trong nhiều trường hợp, nhưng đặc điểm của nó có giá trị lâu dài, một cách hiểu vấn đề rất mới.

Trong một trường học ở Mỹ, cô giáo khi giảng bài có đưa ra một vấn đề: “Cần cái gì để bạn có tự do? Cần cái gì để bạn chết? Ai là người nói câu này?”.

Cả lớp im lặng, cô giáo hơi thất vọng. Lúc này một người nói tiếng Anh không sõi lắm đứng dậy trả lời:

“Rất đúng, các em, đó là câu trả lời của một bạn học sinh người Nhật Bản. Các em lớn lên ởnước Mỹ mà không hề biết điều này, bạn học sinh ởnước Nhật xa xôi lại trả lời được câu hỏi này, thật đáng kinh ngạc!”.

Lúc đó, từ phía góc lớp bỗng thấy có tiếng nói vang lên: “Hãy thủ tiêu bọn phát xít Nhật”.

“Ai? Ai nói câu vừa rồi?”- Cô giáo quát. Im lặng một lát, cũng từ phía góc lớp lại vọng lên. “Năm 1945, tổng thống”. Tổng thống Mỹnăm 1945 đã nói câu này trong bản tuyên chiến với quân Nhật. Nhưng đó là trong chiến tranh, còn trong phòng học, đó là quả bom “cười”. Người học sinh nói câu này rất kịp thời, kịp lúc.

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 36 - 37)