Chú ý ngữ khí, thanh điệu và nhịp điệu

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 54)

Khi tâm sự nếu ngữkhí thanh điệu và nhịp điệu không vận dụng một cách thích hợp thì rất dễảnh hưởng tới mức độđến lời nói và kết quả của buổi tâm sự. Khi tâm sự, ngữ khí cần phải hài hoà, uyển chuyển không thể dùng những lời nói như đang hăm doạ, mục đích là để đem lại cho người khác sự chân thành của bạn, không đến nỗi tăng thêm mâu thuẫn và áp lực cho hai bên. Ngữ khí nó thể hiện ngay trong cách biểu đạt của lời nói; truy hỏi, hỏi đáp

hay phủđịnh chỉ làm cho ngữ khí trở nên khô cứng và kích động rất dễ gây ra ác cảm cho

người khác; ngược lại nếu cách biểu đạt mang tính thảo luận, dẫn dắt hay mơ hồ thì luôn có thể tạo ra một bầu không khí cởi mở có lợi cho việc loại bỏ bớt áp lực và nói rõ sự thật hoặc

quan điểm. Thanh điệu cũng có một vai trò quan trọng trong hiệu quả của buổi tâm sự. Nếu một người đang tức giận thì thanh điệu của lời nói sẽ dần lộ ra cái vẻ không kiên nhẫn và chua ngoa của lời nói. Điều này có tính lan truyền rất cao, nó sẽlàm cho đối phương nhận

được một đường chuyền gần như là sựđối đầu, nghiêm giọng đối với nghiêm giọng, ngoa ngoắt đối với ngoa ngoắt sẽ chỉtăng thêm mâu thuẫn mà thôi. Nhịp điệu của lời nói lúc thong thả lúc gấp gáp, lúc nhanh lúc chậm. Sử dụng nhịp điệu nói chuyện nhanh sẽ luôn làm bạn có cảm giác bồn chồn tinh thần sẽ không thoải mái và rất dễ bị nổi cáu, điều này sẽ

không phù hợp cho dòng suy nghĩ và ứng phó khi mà nói chuyện với đối phương và rõ ràng

là chẳng có một thành ý nào cả; nhịp điệu quá chậm thì dường như mất hết sinh khí, không có sự tự tin và sẽảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc nói chuyện; Nhịp điệu vừa phải sẽ cảm thấy tự nhiên, tự tin và có sắc thái, như vậy rất dễ lấy lòng người khác và họ sẽ có những phản ứng tâm lý tốt đẹp.

TRONG LÚC NÓI CHUYỆN CỐ GẮNG KHÔNG ĐỂNGƯỜI KHÁC HIỂU LẦM

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 54)