SAU KHI SAI PHẠM HÃY THẲNG THẮN THỪA NHẬN

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 44 - 46)

Người ta thường nói: “Thông minh suy nghĩ nghìn điều, nếu không sai nhiều thì cũng một hai”, con người dù có thông minh đến đâu đi chăng nữa đều có những lúc phạm phải sai lầm. Người phạm sai lầm thường có hai thái độ: Một là quyết không nhận lỗi. Ưu điểm của việc áp dụng phương pháp quyết không nhận lỗi là ở chỗ không chịu trách nhiệm hậu quả thì cũng phải chịu trách nhiệm giấu kín. Nó cũng bao gồm cả những người liên quan trong đó. Không ai có thể lẩn tránh được sự liên quan cả. Như thế, ai có thể lẩn tránh được thì lẩn tránh, giữđược thể diện của mình, lại còn tránh được nhiều tổn thất khác.

Đó là xét về mặt biểu hiện bên ngoài, trên thực tế, bạn đã phạm sai lầm, mà kết quả của việc cố tình không nhận lỗi chỉ có hại và không có lợi. Trước tiên, sai lầm lớn mà bạn gây nên thì ai cũng biết, nếu bạn chối cãi thì mọi người nghĩ rằng bạn thiếu trách nhiệm!

Nếu những nhân chứng của việc bạn phạm sai lầm vẫn còn nguyên thì bạn lại càng không lẩn tránh được trách nhiệm. Bạn chối cãi, điều đó cũng chỉ uổng công vô ích.

Nếu như đó chỉ là những lỗi lầm vặt vãnh, nhỏ nhặt vậy thì bạn không cần phải ngoan cố nữa, càng ngoan cố thì lại càng tạo ra hình ảnh xấu trong mắt mọi người. Điều ấy làm bạn thiệt thòi, được một mất mười. Sau khi ấn tượng không tốt về bạn như kiểu dám làm mà không dám nhận hình thành thì cấp trên không còn tin dùng bạn nữa, có thể một ngày nào đấy bạn sẽ tự kéo mình xuống nước. Đồng sự không còn muốn hợp tác với bạn nữa vì sợ bạn lại giởmánh khoé cũ ra.

Hơn nữa, một khi bạn đã kiên quyết không nhận sai lầm và hình thành thói quen thì không thểnói đến chuyện bồi dưỡng năng lực để giải quyết vấn đề, sự việc? Bạn đã cho rằng mình luôn đúng mà!

Thái độ thứ hai là thẳng thắn, mạnh dạn nhận lỗi. Vì điều ấy có nghĩa bạn dám chịu trách nhiệm, một mình chịu hậu quả. Nhưng trong đại đa số các tình huống thì người khác không thể nhìn bạn bằng con mắt tẩy chay. Bạn đã nhận lỗi rồi thì còn gì hơn nữa? Bản thân việc nhận lỗi là chia sẻ trách nhiệm với cấp trên, chủđộng nhận lỗi. Cấp trên lại nắm lấy bạn vì điều ấy ảnh hưởng đến hình ảnh của anh ta.

Ưu điểm của việc thẳng thắn nhận lỗi là ở chỗ, trước tiên đã tạo ra được cho mình hình ảnh dám làm dám chịu. Dám chịu trách nhiệm, không đùn đẩy những sai lầm, làm cho cấp trên yên tâm, cấp dưới cũng kính trọng, đồng nghiệp yêu quý. Thừa nhận một sai lầm thì có gì là ghê gớm đâu? Quan trọng là dũng cảm nhận khuyết điểm thì sau này mới tránh được. Từđó, sớm nâng cao được trình độvà năng lực của bản thân. Còn nữa, bạn thẳng thắn nhận sai lầm, tuy bị cấp trên trách cứ, vô hình chung bạn đã ở vào hoàn cảnh khó xử, xét về tâm lí bình thường, thì hầu hết mọi người thông cảm. Điều mà bạn được chính là lòng tin ấy. Bạn đã có một bài học, cấp trên có phạt bạn thì cũng không đến nỗi quá tàn nhẫn.

Cho nên, con người không sợ phạm sai lầm, sau khi lo lắng là mình phạm sai lầm lại không thừa nhận, không sửa sai. Bạn thẳng thắn thừa nhận sai sót đồng thời tìm biện pháp để bổ cứu, cũng như trong công việc vềsau tăng thêm cải tiến thì ai cũng thừa nhận rằng bạn là một người tuyệt vời! Đương nhiên, chỉ có nhận sai lầm, sai sót thôi thì chưa đủ phải có biện pháp nhất định kịp thời, ví dụ: Vợ của Napoleon là Josephine có một thời sống rất buông thả, thiếu suy nghĩ. Trong khi Napoleon tiến hành các cuộc viễn chinh đẫm máu ở Italia và Ai Cập, thì cô ta sau khi mới kết hôn không lâu lại có quan hệ tình cảm với một viên trung uý. Josephine, đã không còn là sựtin tưởng tuyệt đối như trước với Napoleon nữa. Vốn dĩ cô ấy cho rằng, Napoleon có thể chết trận ở giữa sa mạc, không thểđợi ông quay về.

Tháng 10 năm 1749, Napoleon từ Ai Cập trở vềPháp, được mọi người chào đón, tin tức tới Paris thì vợ của Napoleon rất kinh ngạc. Napoleon đã trở thành vị cứu tinh của nước Pháp, nhân vật nổi tiếng nhất châu Âu, có tiền đồ xán lạn. Josephine đã lừa dối Napoleon đồng thời muốn từ bỏ ông ấy nhưng giờđây lại thấy hối hận.

Cô ấy đau khổ, ngồi trên xe ngựa, vượt qua quãng đường dài đến thành phố Lyon miền Nam nước Pháp đểđón Napoleon. Cô ấy muốn Napoleon và người nhà nhân lúc vui vẻđể có thể làm cho mọi việc qua đi, không muốn để cho mọi việc bị bại lộ.

Thật vất vả, Josephine mới đến được Lyon, nhưng Napoleon lại đi một con đường khác để sum họp với gia đình và người thân. Napoleon đã sớm biết được chuyện không hay của vợ. Chỉcó điều không biết có nên tin hay không. Khi ông biết chắc vợ mình không chung thủy, ông nổi giận và quyết tâm ly hôn. Vợ Napoleon biết rằng mọi việc đã thất bại và ngay đêm đó quay về Paris. Napoleon lệnh cho người hầu không đưa cô quay lại. Cô ấy miễn cưỡng vềnhà, trong lòng như thiêu như đốt, không biết làm thếnào đểứng phó với cảnh gặp mặt Napoleon. Trong giây lát, cô ấy bình tĩnh trở lại quyết tâm mạnh dạn tiếp kiến chồng. Cô ấy đến trước cửa phòng ngủ của Napoleon và nhẹ nhàng gõ cửa, không có câu trả lời. Cô ấy lại gõ cửa một lần nữa đồng thời nhẹ nhàng, dịu dàng gọi khẽ, Napoleon vẫn không trả lời. Josephine oà khóc, rên xiết nghẹn ngào, Napoleon vẫn không động lòng. Cô ấy vẫn khóc, hai tay gõ cửa và cầu xin ông tha thứ, thú nhận mình đã dễ dãi trong chốc lát, sai phạm đó làấu trĩ và nhắc đến những lời thề non hẹn biển xưa kia... Cho rằng nếu ông không rộng lòng tha thứ thì Josephine chỉ còn cách tự vẫn. Điều đó không hềđộng lòng Napoleon. Cô khóc đến khuya bỗng nhiên cô nghĩ đến các con, mắt sáng bừng lên như thắp lên một tia hy vọng. Cô ấy biết rằng Napoleon yêu thương hai con và đặc biệt rất thích chúng. Đây chính là cách hay nhất làm cho Napoleon xoay chuyển, nếu như bọn trẻ cầu xin ông ấy, có lẽ ông sẽ tha thứ.

Bọn trẻđược đưa đến, chúng ngây thơ và hồn nhiên nói với cha rằng: “Đừng bỏrơi mẹ con, mẹ có thể chết! Còn chúng con nữa, chúng con sao đây?”.

Con người ta luôn có cái tâm, cuối cùng kế sách này của Josephine thành công. Tuy rằng Napoleon nghi ngờ cô ấy phản bội ông ta. Nhưng tiếng khóc của cô ấy đã làm ông ta nghĩ lại những kí ức tốt đẹp khi hai người yêu nhau.

Tiếng van xin của bọn trẻđã đánh thức Napoleon, rung động tấm lòng sắt của một chiến binh và trào nước mắt.

Cửa phòng mở ra. Tình cảm Napoleon và Josephine đã trở vềnhư ngày xưa. Napoleon sau này lên ngôi. Josephine trở thành hoàng hậu, vinh quang và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 44 - 46)