TỰ CHẾ GIỄU BẢN TH]N ĐỂ TR\NH ĐIỀU KHÓ XỬ

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 38 - 39)

Trong một buổi tổ chức chiêu đãi, khi người phục vụrót rượu, không cẩn thận đánh đổ vào cái đầu trọc lốc của một vịkhách đang ngồi, người phục vụ không biết làm cách nào, mọi người trong phòng đều nhìn về phía anh ta ngạc nhiên. Lúc này, vịkhách cười nói:

- “Anh bạn, anh nghĩ bằng cách này có thể giúp tóc của tôi mọc được ư?”

Mọi người trong hội trường nghe vậy đều phì cười, trường hợp khó xửnày được loại bỏ.

Mượn cớ“Tự chế giễu”, vịkhách này đã cho mọi người thấy sựhài hước, óc linh hoạt của mình, lại bảo vệđược cái uy của bản thân và làm tan biến cảm giác ngại ngùng, khó xử.

Trong xã giao, khi bạn gặp phải tình cảnh khó khăn, lấy cách “Tự chế giễu” sẽ giúp bạn thoát khỏi mất thể diện.

Chúng ta thường cho rằng: “Tự chế giễu” là cố ý chế giễu danh dự của bản thân mình, nhưng nó còn là cách biểu hiện một trạng thái tâm lý bình tĩnh, tự tin của một con người. Thường chỉ có những người có tài, có tri thức mà bạn rất hiếm gặp. Mỗi người đều thích ai đó tán dương, khen ngợi mình, không thích bịngười khác chế giễu. Nhưng, người có tài trong xã giao thì “Tự chế giễu” lại thể hiện được vẻ thần thái tự nhiên, lịch sự, thể hiện được trí tuệ của một con người. Điều ấy tạo cho không khí của buổi nói chuyện thoải mái, cởi mở. Giúp cho lời nói cảm thấy dễ dàng, phóng khoáng. Nó sẽ khiến cho ngưòi khác cảm thấy bạn là người rất đáng yêu và ý vị, từđó thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá bạn. Trong cuộc sống ngày nay, “Tự chế giễu” bản thân đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến cho người khác cảm nhận bạn là người có sự cuốn hút và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng họ.

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 38 - 39)