KHI NÓI CHUYỆN CẦN THÀNH THỰC ĐÚNG LÚC

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 30 - 31)

Có một chuyện như thế này:

Trước kia có một người ăn nói rất thật thà, chuyện gì anh ta cũng đều nói thật cho nên anh ta bị mọi người xa lánh. Không kiếm được chỗnương thân, cuối cùng anh ta đến một tu viện, chỉ hi vọng mình được nhận vào. Chủ của tu viện sau khi biết rõ nguyên nhân vì sao thì cảm thấy đây là người yêu chân lý, và rất chân thành. Thếlà đồng ý cho anh ta ở lại tu viện.

Trong tu viện có một sốgia súc đã yếu, không còn sức lao động, ông chủđịnh bán chúng đi, nhưng không dám phái người đi bán chúng ở chợ vì sợ họăn bớt tiền. Ông ta bèn gọi anh thật thà tới giao cho anh ta hai con cừu và một con lừa ra chợbán. Nhưng anh thật thà ấy lại nói với những người đến mua: “Con cừu này rất lười biếng, chỉthích ăn ở trong chuồng”.

Và thế, anh ta cứ dắt cừu đi cả ngày, gặp ai cũng nói như vậy.

Thế là anh thật thà đến tối lại kéo gia súc về cho chủ. Sau khi nghe kể chuyện ở chợ, người chủ tức giận nói với anh: “Anh bạn, người ta xua đuổi anh cũng đúng thôi. Không nên để anh lại nữa! Tuy tôi rất thích người thẳng thắn nhưng lại rất ghét người khác nói hết chuyện của tôi! Anh đi đi, muốn đi đâu thì đi!”.

Như vậy, anh thật thà lại bịđuổi ra khỏi tu viện. Thực tế câu chuyện của “anh thật thà” không phải là hiếm gặp, trong cuộc sống ta rất hay gặp những chuyện tương tựnhư thế này.

Trong bất kỳ tình huống nào, địa vịnào, người nói luôn thích người khác phải nghe, phải tán thành với những gì anh ta nói. Chính xác một người làm một việc khó khăn, trình độ dù cao, hay thấp, hao tốn sức lực thếnào đều hi vọng mọi người và xã hội công nhận nỗ lực của mình, điều này là chuyện bình thường. Có thểlàm vì người khác thì lại càng cần tránh sự công kích, có thể bạn cảm thấy anh ta có nhiều điểm không tốt cũng không nên nói thẳng.

Với những người thành thật, lúc cần nói thì hãy nói. Nếu không người khác coi bạn là thẳng thắn quá mức, thích lộ liễu. Nếu có chỉtrích thì cũng cần có sức thuyết phục. Trong

một vài trường hợp mới cần thể hiện rõ việc phê phán của bản thân. Nhưng nếu phê bình thái quá, không những làm tổn thương đến người khác, mà còn làm hại bản thân nữa.

Vậy làm thếnào để nói thật mà không quá lộ liễu?

Chúng ta có thể thấy rõ nếu xét trên góc độ của con người, quy luật căn bản của hành vi con người là cầu lợi và tránh hại. Có thểtưởng tượng thế này, nếu một người luôn cư xử thành thật, lời nói thẳng không kiêng kị, mọi người coi anh ta là một người tốt, đáng tin cậy, cho nên quan hệ rất vui vẻ, mọi người đều ca ngợi anh ta. Cũng nhờđó anh ta cảm thấy vui vẻ và tựhào. Có nghĩa là tấm lòng thành thực của anh ta đã được đền đáp, đem lại nhiều cái lợi. Vậy làm sao lại không vui vẻ vềđiều ấy được. Nếu như anh ta không quá thẳng thắn bộc trực đến cả việc phê phán cách ăn mặc của đồng nghiệp. “Tuỳ từng lúc cô mới nên mặc kiểu quần này” kết quảlà cô gái đỏ mặt, quay đầu đi mất còn anh ta sững sờ không hiểu chuyện gì. Hoặc là cách anh ta nói với trưởng phòng: “Bản thảo của anh sai nhiều lắm, lần sau phải cẩn thận”.

Tất nhiên những điều trên đều là nói thật, nhưng sau đó mọi người lại truyền tai nhau: “Anh ta quen thóiđảkích trước mặt người khác, tự cao tựđại”.

Nếu như anh ta hiểu được tính thành thật ấy không được mọi người ủng hộ, như vậy thì có bất công không?.

Làm thếnào để bày tỏ cho mọi người cảm giác chân thật của mình mà lại không làm tổn thương đến họ? Cách đúng nhất là:

“Cần học cách thuận tình nói tốt”

Người ta có câu: “Thuận tình nói lời hay, chính trực bị nghi ngờ”. Một diễn viên hài nổi tiếng... đã từng có một đoạn hài, nhấn mạnh: “Trong cuộc sống có lúc cần phải nói điêu” thế nhưng lại được mọi người công nhận.

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 30 - 31)