Khí chất (hay tính khí)

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 57 - 59)

Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người. Bằng thực nghiệm, I.P. Paplov giải thích rằng khí chất phụ thuộc vào kiểu hoạt động thần kinh cao cấp của con người, được tạo bởi các quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế cùng với các tính chất của những quá trình đó là cường độ, tính linh hoạt và sự cân bằng.

Khí chất biểu thị một số đặc điểm bề ngoài của hành vi, cử chỉ như sự năng nổ, hoạt bát, vội vàng, nóng nảy, trầm tĩnh hay sôi động…Nó không quyết định những nét tính cách, năng lực, trình độ cũng như giá trị đạo đức của con người. Tuy nhiên khí chất con người cũng có liên quan mật thiết với tính cách, xu hướng, năng lực. Nó có thể góp phần tạo nên những thuộc tính tâm lý. Đặc biệt khí chất ảnh hưởng nhiều đến sự cư xử của con người đến hiệu quả của hành động.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những kiểu khí chất cơ bản của cá nhân:

- Khí chất linh hoạt: Những người có khí chất này thường nhận thức nhanh, nhưng hời hợt, chủ quan. Họ và những người hoạt bát, vui vẻ, dễ tiếp xúc, giao tiếp rộng, dễ thích nghi với mọi điều kiện, giàu sáng kiến, nhiều mưu mẹo. Họ nhiệt tình, tích cực trong mọi công tác, nhưng thiếu kiên trì, chóng chán. Cảm xúc của họ bộc lộ phong phú, sôi động, nhưng tình cảm không bền vững, hay đổi thay. Những người có khí chất linh hoạt thích hợp với những công việc có tính chất đổi mới, có nội dung hoạt động sôi nổi, linh hoạt. Còn đối với những công việc đơn điệu, kém thú vị thì họ sẽ mau chóng chán nản.

- Khí chất điềm tĩnh: Những người này thường tỏ ra ung dung, bình thản: Họ có thể kiềm chế được cảm xúc và những cơn xúc động. Trong quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ, thiếu nhiệt tình với những người xung quanh. Họ thường nhận thức hơi chậm, nhưng sâu sắc, chín chắn. Trong hoạt động có sự đều đặn, cân bằng, và có tính kế hoạch, tính nguyên tắc, không thích mạo hiểm. Trong quản trị, những người này

thường thích hợp với công tác kế hoạch, tổ chức, nhân sự, những công việc đòi hỏi tính cẩn thận và tính nguyên tắc.

- Khí chất nóng: là người tỏ ra có sức sống dồi dào, các hoạt động tâm lý bộc lộ mạnh mẽ. Họ thường vội vàng, hấp tấp, làm việc sôi động, phung phí sức lực. Trong quan hệ họ thường nóng nảy, thậm chí đôi khi tỏ ra cọc cằn, thô bạo, họ dễ bị kích động, dễ cáu bẳn, nhưng không để bụng lâu. Họ thường nhanh chóng say sưa với công việc, nhưng cũng nhanh xẹp. Họ ít có khả năng làm chủ bản thân trong các trường hợp bất thường, ít có khả năng đánh giá hành động của người khác một cách khách quan. Trong công việc, nếu được kích động, động viên thì họ sẵn sàng xông lên không nề khó khăn nguy hiểm. Nhưng khi họ phạm một vài thất bại, sai lầm thì họ cũng nhanh chóng mất hứng thú với công việc trở nên khó tính, cáu gắt, dễ có hành động thô bạo. Trong hoạt động quản trị, những người này không thích hợp với công việc mang tính tổ chức, nhân sự, không hợp với những công việc đòi hỏi tính tỷ mỉ, mang tính “tầm thường". Tuy nhiên họ có thể đảm nhận tốt những công việc đòi hỏi sự dũng cảm, xông xáo. Trong quan hệ nên đối xử tế nhị, nhẹ nhàng với họ, tránh phê bình trực diện.

- Khí chất ưu tư: những người này trông có vẻ ủy mị, yếu đuối, chậm chạp. Họ dễ sinh lo lắng, mặc cảm, dễ xúc động thường sống trầm lặng, kín đáo, ngại va chạm, ngại giao thiệp: Họ nhận thức hơi chậm, nhưng sâu sắc, tinh tế. Họ thường đắn đo, suy nghĩ chi tiết, thận trọng trong mọi việc sắp làm, nên lường trước được những hậu quả. Họ có tính kiên trì, chịu khó trong những công việc đơn điệu, tầm thường. Trong quan hệ với mọi người, tuy họ ít cởi mở nhưng tình cảm sâu sắc, bền vững và tế nhị. Nói chung họ thường là những người tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao. Trong hoạt động họ cần có sự khuyến khích, động viên, tin tưởng giao việc cho họ và không nên phê bình, trách phạt một cách trực tiếp.

Trên đây là 4 loại khí chất cơ bản của con người. Trong thực tế ít có người nào có đơn thuần một kiểu khí chất, mà là thường có sự pha trộn những khí chất với nhau. Khi ta đánh giá khí chất của một nguời là căn cứ vào loại khí chất nào nổi bật nhất ở họ. Không có loại khí chất nào tốt hoặc xấu hoàn toàn, mỗi khí chất có những ưu điểm và nhược điểm của mình. Vấn đề là nhà quản trị phải hiểu rõ khí chất của mỗi người, và những ưu

điểm,nhược điểm của loại khí chất đó để phân công công việc và đối xử cho hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.

II.CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA

Những yếu tố văn hóa có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến hành vi giao tiếp của con người. Chúng ta sẽ xem xét nền văn hóa và nhánh văn hóa ảnh hưởng tới hành vi giao tiếp như thế nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)