Hệ giá trị, chuẩn mực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 62 - 64)

III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘ

4. Hệ giá trị, chuẩn mực hành

Hành vi của con người trong xã hội được điều tiết bởi các giá trị và chuẩn mực hành vi. Giá trị là điều mà một xã hội cho là phải, là đúng, là đẹp, là nên làm, và là cơ sở để dựa vào đó để phán đoán, đánh giá và ứng xử. Trong một xã hội các giá trị thường kết hợp với nhau tạo thành một hệ giá trị. Mỗi một xã hội khác nhau thường đề cao những hệ giá trị khác nhau. Chẳng hạn, người Mỹ đề cao cá nhân chủ nghĩa, người Mêhicô coi trọng gia đình chủ nghĩa, người Nhật lại tôn thờ tinh thần tập thể. Mỗi một thời đại khác nhau cũng có nhưng hệ giá trị khác nhau, và ngay trong một xã hội một thời đại giá trị của các nhóm hay của các tầng lớp xã hội cũng khác nhau.

Giá trị được cụ thể hóa ở những chuẩn mực hành vi. Chuẩn mực là những qui tắc sống và ứng xử, qui định cách cư xử của con người là tốt hay là xấu, là thích hợp hay không thích hóp. Mỗi một nền văn hóa, một xã hội có các hệ thông chuẩn mực tạo thành hệ thống kiểm soát của xã hội và điều tiết các hành vi, cách ứng xử của cá nhân trong nền văn hóa đó.

Tóm lại, hành vi ứng xử của con người trong giao tiếp bị chi phối bởi một hệ thống hết sức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố thuộc về đời sống tâm lý của cá nhân, những yếu tố đặc trưng từ nền văn hóa và tác động từ những nhóm xã hội, những chuẩn mực hành vi, những giá trị mà xã hội đề cao. Ngoài những yếu tố được phân tích ở trên, hành vi của cá nhân còn bị chi phối bởi những yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và cả lối sống nữa.

CÂU HỎI ÔN TẬP

3.2. Bạn hãy so sánh lý thuyết của Maslow với lý thuyết của Herzberg. Bạn có lưu ý gì khi tác động tới nhân viên nếu dựa vào những lý thuyết đó?

3.3. Văn hóa có ảnh hưởng như thế nào tới giao tiếp? Khi giao tiếp với người nước ngoài bạn chú ý những gì?

3.4. Hành vi giao tiếp của bạn chịu sự chi phối những yếu tố xã hội nào? Phân tích ngắn gọn những yếu tố đó.

3.5. Tại sao khi giao tiếp, bạn cần tìm hiểu khí chất của đối tượng? Cho ví dụ minh họa cụ thể?

Câu hỏi thảo luận

3.a) Bạn có nhận xét gì vế lý thuyết của Maslow. Đúng chỗ nào? Không đúng chỗ nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)