Thư chúc mừng

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 100 - 101)

III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘ

a. Thư chúc mừng

- Khi hay tin về đồng nghiệp trúng cử, thăng cấp hay nhân dịp sinh nhật, đám cưới, khai trương cửa hàng mới, đáng chúc mừng lắm chứ! Nhưng bạn bận công việc không thể đến chúc mừng được, viết thư chúc mừng cũng có thể nói lên tình cảm của mình, làm cho bạn bè hài lòng. Trang trọng hơn là hình thức một lá thư viết tay.

Thư chúc mừng cần ngắn gọn, tràn đầy tình cảm, không uốn éo, giả tạo. Nội dung thư phải sát thực tế, đánh giá phải đúng mức, biểu thị quyết tâm phải thiết thực khả thi.

Nội dung thư bao gồm: - Nhân danh ai?

- Chúc mừng ai? Nhân dịp gì? - Chúc gì cho họ?

- Ngược lại người nhận thư liền viết thư đáp lại, có thể dùng hình thức thư đánh máy. Nội dung là cám ơn sự quan tâm, cảm ơn sự chúc mừng.

Ví dụ thư chúc mừng năm mới gửi cho một đơn vị bạn.

Thưa ông…

Năm 1997 đã qua đánh dấu một bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị chúng ta. Với sự hỗ trợ của Ông, công ty chúng tôi đã thu được nhiều kết quả trong sản xuất kinh doanh. Nhân đây, cho tôi được thay mặt ban lãnh đạo công ty này tỏ lòng biết ơn đối với Ông và quí cộng sự.

Nhân dịp xuân mới, xin gửi tới Ông bà gia đình lời chúng sức khỏe, anh khang, hạnh phúc. Chúc Ông cùng cộng sự vững bước tiến lên và đạt nhiều thành công mỹ mãn.

Thân chào.

b. Thư mời

Là thư bày tỏ lòng mong muốn ai đến dự tiệc do cơ quan, đơn vị tổ chức nhân dịp gì? Thư thời dự tiệc cần ngắn gọn, chân tình.

Cũng như mọi thư xã giao khác, cách sắp xếp ý tứ nên theo kiểu diễn dịch. Dù là thư mời hay thư đáp lại lời mời đều phải khẩn trương.

Nội dung:

- Kính mời ai đến dự lễ tiệc nhân dịp gì? - Lễ tiệc được tổ chức tại đâu? Thời gian?

- Mong sự có mặt (sự hiện diện) của ai / (Sự hiện diện của quý ông/bà là một sự khích lệ to lớn đối với chúng tôi).

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)