Đạt thành thỏa thuận và ký hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 154 - 155)

IV: CÁC KIỂU THƯƠNG LƯỢNG

3. Đạt thành thỏa thuận và ký hợp đồng

Trước khi hai bên khởi thảo hợp đồng cho toàn bộ quá trình thương lượng, nên tiến hành kiểm tra lại nội dung đàm phán một lượt để cuối cùng xác nhận đôi bên ở phương diện nào đạt thành thỏa thuận. Đối với những vấn đề nào chưa được thống nhất, có cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa hiệp cuối cùng hay không. Khi tất cả không còn nghi ngờ gì nữa thì có thể phát tín hiệu kết thúc thương lượng cho nhau.

Sau khi đã thỏa thuận xong mọi thứ, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bạn làm ăn với đối tác nước ngoài thì bạn nên giành lấy quyền khởi thảo hợp đồng. Điều đó có mấy cái lợi sau: thứ nhất là bạn thông thạo pháp quy liên quan đến kinh tế của Việt Nam, nên khi dùng Anh văn khởi thảo có thể làm cho hiệp nghị phù hợp với pháp quy của Việt Nam; thứ hai là nếu sau này có rắc rối, khi cần dẫn chứng các điều trong pháp qui, bạn sẽ chủ động hơn; thứ ba là lấy phía ta làm chủ khởi thảo có thể khiến cho mình càng thêm, khiến thương lượng càng thêm thuận lợi, tránh khỏi việc vì quá nhiều sửa đổi mà khiến cho thương lượng kéo dài và khó khăn; thứ tư là có thể tránh việc đối tác lợi dụng cơ hội thảo hợp đồng để lại những chỗ “phục bút” khiến bạn bị lừa gạt; thứ năm là do chúng ta khởi thảo hợp đồng vì thế khi đối tác đề xuất ý kiến sửa đổi, có lợi cho việc tăng cường quả cân thương lượng của phía ta.

Khi thảo hợp đồng cần lưu ý:

- Khi dùng đến ngoại ngữ để thảo hợp đồng, hai bên nên cùng nhau xác nhận về hàm nghĩa, khiến mỗi từ có thể biểu đạt chuẩn xác ý nguyện của đôi bên.

- Điều khoản hợp đồng dùng từ phải nhất trí. Có nghĩa là cùng một sự kiện thì chỉ nên dùng một thuật ngữ đồng nhất, để tránh những rắc rối khi thi hành hợp đồng sau này.

- Khi trình bày những điều khoản có quan hệ với nhau hoặc những qui định được nhiều lần nhắc đến, thì cần phải đảm bảo tính thống nhất.

- Những qui định trong hợp đồng cần phải cụ thể, chi tiết không nên viết chung chung.

Khi hợp đồng đã được thảo xong, hai bên kiểm tra lại các chi tiết, sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm, quyền lợi… Sau đó, khi không còn nghi ngờ gì nữa, đại diện đứng đầu hai bên có thể cầm bút ký hợp đồng một cách trang trọng giữa đám hoa tươi và tiếng vỗ tay vui mừng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

7.1. Khi tìm hiểu về đối tác, bạn cần tìm hiểu những gì?

7.2. Bạn hãy phân tích vai trò của các thành viên trong tổ thương lượng. Họ cần có những phẩm chất như thế nào?

7.3. Có phải đặt mục tiêu cho thương lượng càng chặt càng tốt hay không? Tại sao?

7.4. Khi cần phải nhượng bộ, bạn cần chú ý những gì? 7.5. Khi thuyết phục đối tác bạn cần tiến hành như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)