Một số quy tắc cần tuân theo khi viết một lá thư

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 89 - 91)

III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘ

b. Một số quy tắc cần tuân theo khi viết một lá thư

- Ý tứ phải rõ ràng, làm cho người nhận hiểu được thông tin và có thể giải quyết công việc với thông tin ấy.

- Thư nên đi thẳng vào vấn đề, nêu bật các nét chính của vấn đề định thảo luận, nêu vấn đề cần sự trả lời hoặc cần hành động nhanh chóng đáp ứng các điều yêu cầu mong đợi của mình.

- Thư phải viết đúng, chính xác các sự việc nhất là đối với các chi tiết như ngày và giờ hội họp: giao hàng theo đơn đặt hàng, bảng giá. Phải kiểm tra thật kỹ các điểm này trước khi phát hành.

- Thư viết phải hoàn chình, có nghĩa là phải có đầy đủ những điều kiện cần thiết. Nếu thư không đạt được điều này thì thường phải trả giá vì đã gây ra những bực dọc không cần thiết.

- Các ý trong thư phải nhất quán với nhau.

- Thư viết phải lịch sự, nhã nhặn vì hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cho các bên tham gia. Cho nên nó chỉ có thể có kết quả tốt đẹp trong bầu không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau: Kể cả những xung đột gay gắt cũng được thể hiện bằng lời lẽ ôn tồn, tế nhị.

- Thư viết phải thận trọng, không được viết những điều mà bản thân không nắm được chắc chắn.

Ngoài 7 điểm có tính nguyên tắc ở trên, khi viết thư cần lưu ý mấy điểm sau đây: - Xác định cho được những nội dung cần viết và sắp xếp trong đầu các điểm cần viết theo một mối liên hệ tốt nhất.

- Viết một cách tự nhiên và viết với giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh. - Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, quen thuộc.

- Lập đề cương nếu muốn viết thư dài. * Mẫu thư giao dịch trong thương mại.

Tên công ty Địa danh, ngày…tháng…năm

Địa chỉ: Kính gởi: ………

Điện thoại, telex, fax (Địa chỉ người nhận thư) Thư số:

Thưa Ông,

……… ……… Lời cuối thư Chức vụ Chữ ký Họ và tên Khổ giấy A4: 21x30cm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)