Cư xử trong lúc phỏng vấn

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 129 - 130)

III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘ

b. Cư xử trong lúc phỏng vấn

Những yếu tố phi ngôn ngữ:

Giữ sự giao tiếp bằng mắt, đừng nhìn chằm chằm, đừng nhìn quá lâu xuống sân nhà hoặc lên trần. Nếu bạn tìm câu trả lời ở đâu đó thì hãy tìm trên khuôn mặt của người phỏng vấn.

Ngồi thẳng không dựa ngửa vào ghế và hơi nghiêng về phía trước.

Đầu và mặt của bạn phải diễn đạt theo lời nói, nét mặt phải luôn vui vẻ, không quá căng thẳng, đừng coi cuộc phỏng vấn là một sự đày ải. Nếu bạn trông dường như bạn thích thú cuộc phỏng vấn, thì người phỏng vấn bạn sẽ có một nhận thức trong tiềm thức của họ rằng bạn sẽ thích thú công việc.

Tốc độ nói và âm lượng vừa phải, giọng phải tự tin.

Đừng nắm chặt tay lại với nhau hay bẻ ngón tay, tư thế không phải khúm núm Đừng bắt chéo hai chân…

Thái độ: Trong cuộc phỏng vấn bạn phải luôn chăm chỉ lắng nghe người phỏng vấn, nếu bạn không hiểu bạn có thể đề nghị xin được nhắc lại. Người phỏng vấn ưa sự thẳng thắng và đánh giá cao cách tiếp cận trực tiếp, có suy nghĩ của bạn, và họ cũng mong đợi ở bạn khả năng sẵn sàng học họ và tiếp cận những cái mới mẻ để làm việc có đặc tính, phẩm chất cao hơn.

Phải nhớ tên người phỏng vấn: Trước khi phỏng vấn người phỏng vấn thường trao cho bạn tấm danh thiếp. Bạn hãy đọc kỹ tên của họ và nhớ lấy, có thể hỏi họ nên gọi họ thế nào (gọi theo họ hay theo tên - nếu là người nước ngoài). Hãy gọi tên của họ nhiều lần trong cuộc phỏng vấn (nhưng không nên nhiều quá), bởi vì bạn nên biết rằng, ai ai cũng cho tên mình là đẹp nhất và âm thanh đó là êm ái nhất. Hãy gọi tên của người phỏng vấn một lần nữa khi bạn rời khỏi bàn phỏng vấn: “Ông Daviđ, rất thú vị được gặp ông”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)