TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ngoài các nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, một số công trình nghiên cứu tập trung vào quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của một loại hình đơn vị sự nghiệp công lập là các trường đại học công lập. Theo tiếp cận nghiên cứu của luận án, có thể chia các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập thành 3 nhóm: 1) Nhóm các nghiên cứu chung về đến cơ chế tài chính và quản lý tài chính của các trường đại học công lập; 2) Nhóm các nghiên cứu liên quan đến huy động nguồn thu cho các trường đại học công lập; và 3) Nhóm các nghiên cứu về quản lý chi của các trường đại học công lập.
Nghiên cứu chung về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập
Các nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập thường tập trung vào cơ chế tự chủ tài chính của các trường theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Một trong những nghiên cứu sớm về tự chủ tài chính là công trình của nhóm tác giả Mai Ngọc Cường và cộng sự [16]. Trong khuôn khổ một đề tài cấp Bộ của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, nhóm tác giả đã điều tra thực trạng và từ đó khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ tài chính ở các trường đại học Việt Nam. Tác giả Trần Đức Cân, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt
Nam[13]. Tác giả tập trung làm rõ cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập. Các tác giả đã chỉ rõ thực trạng hiện nay là các trường đại học công lập chưa tích cực thực hiện tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính. Về nguồn thu, hầu hết các trường đại học công lập đều dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí, lệ phí theo qui định; các nguồn thu khác không đáng kể. Các trường chưa thực sự chủ động sử dụng quyền tự chủ, mở rộng hoạt động, để tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, một nguyên nhân khách quan khiến các trường đại học công lập chưa muốn tự chủ tài chính hay chưa thể tự chủ tài chính là do những hạn chế về pháp lý, cụ thể là Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học công lập. Tác giả Phạm Ngọc Trường, Những vấn đề cần tháo gỡ để thực hiện tự chủ tài chính hiệu quả đối với giáo dục đại học công lập [102]. Đó là các vấn đề: 1) Mức thu học phí thấp và bị khống chế theo qui định; 2) Để có nguồn thu đủ lớn khi học phí thấp, các trường phải mở nhiều lớp, nhiều chương trình đào tạo, dẫn đến giảng viên bị quá tải giảng dạy, không có thời gian bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ và tập trung nghiên cứu khoa học; 3) Nguồn tăng thu chủ yếu của các trường đại học công lập vẫn là thông qua nguồn thu học phí, lệ phí chứ chưa khai thác được các nguồn thu khác như thu từ cung cấp dịch vụ, thu từ nghiên cứu, chuyển giao khoa học,...; 4) Quyền tự chủ của các trường đại học công lập chưa đồng bộ, nghĩa là chưa được quyền tự chủ thực sự, nên các trường khó tự chủ tài chính.
Một nghiên cứu đáng chú ý về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học là nghiên cứu của Nguyễn Anh Thái [78]. Trong luận án tiến sĩ tại Học viện Tài chính, tác giả đã tập trung phân tích cơ chế tài chính ở các trường đại học trên các nội dung: 1) Huy động nguồn tài chính đa dạng cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; 2) Xác lập chính sách học phí, học bổng; 3) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài chính của các trường đại học; 4) Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính của các trường đại học. Đây là những nội dung
rất quan trọng đối với các trường đại học công lập. Tuy nhiên, mặc dù là một nghiên cứu công phu, nhiều nội dung phân tích trong nghiên cứu vẫn còn chưa đủ sâu và chi tiết. Hơn nữa, nghiên cứu này thực hiện ở thời kỳ đầu áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP nên chưa cập nhật những thay đổi trong quản lý tài chính ở các trường đại học công lập những năm gần đây.
Nhận thấy những hạn chế trong cơ chế tài chính của các trường đại học công lập, một số nghiên cứu tập trung vào những định hướng và giải pháp đổi mới cơ chế tài chính gắn với đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng của các trường đại học. Nguyễn Trường Giang, Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở các trường đại học công lập[32]. Tác giả chỉ ra rằng cơ chế tài chính hiện tại khiến cho các trường đại học công lập không có đủ nguồn tài chính để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển. Do đó, các trường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, nghiên cứu để đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường cũng không có đủ nguồn để nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên; thu hút và giữ chân những giảng viên giỏi. Để có nguồn thu các trường phải tăng qui mô đào tạo, tăng số lượng sinh viên/giảng viên từ đó ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp: 1) Tính đủ chi phí đào tạo trong học phí; 2) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các trường đại học, từ phân bổ theo đầu vào sang phân bổ theo đầu ra, phân bổ khác nhau giữa các ngành; 3) Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học công lập; 4) Đổi mới cơ chế hỗ trợ tài chính đối với người học, ưu đãi sinh viên gia đình nghèo, sinh viên giỏi,... Tác giả Nguyễn Thu Hương, Cơ chế tài chính đối với đào tạo chất lượng cao với các ngành khoa học cơ bản [41]. Đây là những ngành đào tạo có vị trí quan trọng, nhưng đòi hỏi chi phí cao, trong khi không phải là ngành “hot”. Đào tạo chất lượng cao cũng đòi hỏi đầu tư lớn hơn. Nếu không có cơ chế tài chính phù hợp thì sẽ khó có thể duy trì và phát triển các chương trình đào tạo
chất lượng cao. Vì thế, tác giả tập trung phân tích các giải pháp về cơ chế tài chính như: 1) Nhà nước đặt hàng đào tạo chất lượng cao và hỗ trợ tài chính;
2) Xác định chính xác định mức chi phí cho đào tạo chất lượng cao, đảm bảo đủ bù đắp chi phí đào tạo thực tế. Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Trường Giang có bài, Đổi mới cơ chế tài chính các trường đại học công lập trên góc độ hiệu quả và công bằng xã hội [31]. Bài viết đã phân tích những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính hiện hành ở các trường đại học công lập vừa thiếu hiệu quả, vừa thiếu công bằng. Cơ chế quản lý tài chính hiện hành có tính chất nửa vời, vừa có tính bao cấp nhưng không hoàn toàn bao cấp; vừa có tính tự chủ nhưng không thực sự tự chủ. Do đó, nó không đảm bảo hiệu quả tài chính, không phát huy được sự năng động của các trường. Đồng thời, do thiếu cơ chế tài chính hỗ trợ người học nên cũng không đảm bảo công bằng, đặc biệt với học sinh gia đình nghèo, gia đình chính sách,.. Vì thế, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo vừa tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, đảm bảo nguồn thu cho giáo dục đại học, vừa có cơ chế hỗ trợ tài chính cho sinh viên khó khăn, đảm bảo công bằng xã hội.
Ngoài tiếp cận phân tích quản lý thu - chi quản lý tài chính, một số nghiên cứu đi vào kỹ thuật quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. Ví dụ, Nguyễn Hữu Quý [66], đã đề xuất giải pháp quản lý tài chính ở các trường đại học theo mô hình Bảng đánh giá cân đối (Balanced Scorecard Model). Đây là giải pháp hay được áp dụng ở các công ty kinh doanh ở một số nước. Tuy nhiên, việc áp dụng cho trường đại học, nhất là ở Việt Nam còn gặp rất nhiều cản trở. Hoặc Lê Đình Sơn [70], đề xuất áp dụng phương pháp phân tích "hiệu quả trong" (Efficiency) - hiệu suất sử dụng nguồn lực - để đánh giá các trường trong sử dụng nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính nói riêng. Tác giả cũng đã thử phân tích hiệu suất sử dụng nguồn lực của Đại học Đà Nẵng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo.
Nguyễn Thu Thủy [34], đã phân tích kinh nghiệm xây dựng chính sách tài chính cho giáo dục đại học tại Đài Loan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tiếp đó, tác giả Đào Thị Thu Giang và Bùi Thu Hiền [35], đã tiếp tục khảo sát kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại học công lập của Australia, các nghiên cứu này tập trung phân tích sâu vào quyền tự chủ trong các trường đại học Australia, cung cấp các kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính cho giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên, việc tiếp thu các kinh nghiệm này cần thận trọng bởi các quốc gia này có bối cảnh và điều kiện khác với Việt Nam. Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi [47] (1999) so sánh cơ chế quản lý tài chính giữa các trường đại học công lập và dân lập ở Indonesia để chỉ ra những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các trường công lập. Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Indonesia theo hướng tự chủ, tăng nguồn thu và sử dụng hiệu quả các khoản chi. Những kinh nghiệm này cũng có thể tham khảo áp dụng đối với cơ chế quản lý tài chính các trường đại học công lập ở nước ta. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý về quản lý và kiểm soát tài chính đối với giáo dục đại học là công trình của Malcolm Prowle và Eric Morgan [63] (2005). Cuốn sách này của hai ông được coi là cẩm nang nghề nghiệp của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ. Tsang (1997) tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục. Nhìn chung, các công trình theo hướng này mang tính ứng dụng, tác nghiệp, đôi chỗ có lồng ghép lý thuyết tài chính công.
Bên cạnh các nghiên cứu chung cho các trường đại học công lập, một số nghiên cứu đi sâu vào phân tích cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học cụ thể như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội,...Chẳng hạn, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương, Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học[42]. Trên cơ sở hệ thống
hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về khái niệm, mô hình, các hình thức, công cụ quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng, luận án phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tương tự, tác giả Phan Thanh Vụ [106]
(2004) đánh giá tổng quan thực trạng để từ đó đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên.
Trong một nghiên cứu công phu, J. Fieldes [111] đã tổng kết xu hướng trong cơ chế quản lý tài chính các trường đại học công trên thế giới theo bảng như sau:
Nội dung giám sát Mô hình giám sát Mô hình tự trị đầy đủ
tập trung (giám sát phân tán)
Ngân sách hàng năm Phê duyệt bởi Bộ Phê duyệt bởi Hội đồng trường (sau
Giáo dục hoặc cơ đó có báo cáo cho Bộ Giáo dục hoặc quan tài chính công cơ quan tài chính công)
Chi phí Giám sát theo mục Các trường tự do trong bảo đảm kinh
lục ngân sách phí cho các hoạt động của trường (có thể phải tuân theo định mức hoặc hướng dẫn của Bộ Giáo dục)
Kinh phí chưa sử dụng Giao nộp cho Bộ Toàn quyền trong kết chuyển sang kỳ
hết trong năm tài chính Tài chính tài chính sau
Thu nhập từ các nguồn Giao nộp toàn bộ Toàn quyền trong quyết định chỉ tiêu
ngoài chính phủ cho Bộ Tài chính từ nguồn này cho các hoạt động
Học phí Nếu được thu học Toàn quyền xác định mức học phí
phí, phải thu theo trong phạm vi không ảnh hưởng đến mức Nhà nước quy
định kinh phí cấp từ chính phủ
Nguồn: [111].
Ngoài các nghiên cứu chung về cơ chế quản lý tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập, một số nghiên cứu đi sâu vào nội dung huy động nguồn thu.
Các nghiên cứu về huy động nguồn thu cho các trường đại học công lập chủ yếu tập trung vào chủ đề huy động nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước, trong đó, nguồn thu quan trọng của các trường đại học công lập là nguồn từ học phí và lệ phí đào tạo. Thu từ học phí, lệ phí hiện chiếm tới khoảng 90% nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của các trường đại học công lập. Theo Nghị định 43/2006 NĐ-CP thì mức học phí của các trường đại học công lập do Chính phủ qui định. Tuy nhiên, để tự chủ tài chính, đảm bảo học phí bù đắp được chi phí đào tạo, Chính phủ cần điều chỉnh nâng học phí hoặc cho phép các trường đại học công lập tự chủ quyết định mức học phí. Tác giả Bùi Đức Nam (2014) đã chỉ rõ nhu cầu về tài chính cho giáo dục đại học đang ngày càng cao, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước. Từ góc độ một cơ sở giáo dục đại học, tác giả đưa ra một số ý kiến xoay quanh vấn đề huy động nguồn lực tài chính đại học đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Tác giả Vũ Minh Đức (2013) đã bàn về chủ đề học phí hay giá dịch vụ giáo dục đại học trong tiến trình thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 195. Tác giả đã phân tích rõ rằng học phí ở mức thấp sẽ khiến quá trình tự chủ tài chính gặp khó khăn và các trường đại học khó có khả năng tự chủ hoàn toàn. Cũng bàn về mức học phí, đặc biệt là học phí cho các chương trình chất lượng cao, tác giả Nguyễn Thu Hương [41] cho rằng thu học phí tương xứng với chi phí đào tạo của các chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn tài chính cho các trường đại học công lập khi thực hiện cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho xã hội. Bài báo đề xuất Chính phủ cho phép tăng cường tự chủ thu học phí của đại học công lập gắn với trách nhiệm xã hội, giám sát hoạt động của các trường đại học và ưu tiên đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản.
Tác giả Trần Quang Hùng [45], dành toàn bộ nội dung luận án tiến sĩ kinh tế của mình để nghiên cứu chính sách học phí các đại học công lập tại Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng chính sách học phí hiện nay dựa trên nguyên
tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học và do đó, học phí chưa