Cơ chế quản lý chi của các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 58 - 61)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

1. Khoa học xã hội,

2.2.1.2. Cơ chế quản lý chi của các trường đại học công lập

Để duy trì hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các trường đại học công lập phải thực hiện nhiều khoản chi. Các khoản chi của trường đại học công lập có thể phân loại thành chi thường xuyên và chi không thường xuyên

* Chi thường xuyên

Chi thường xuyên của các trường đại học công lập bao gồm :

- Chi cho nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường do cấp có thẩm quyền giao ;

-Chi cho hoạt động phục vụ thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí ; - Chi cho các hoạt động dịch vụ, kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo qui định, chi trả

vốn, trả lãi vay theo qui định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu trong chi thường xuyên là chi cho người lao động: đó là các khoản chi lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn theo qui định. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động được tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định, Đối với những hoạt động do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, các trường tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với những hoạt động có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ. Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ

Ngoài ra, chi thường xuyên bao gồm chi hành chính, chi mua vật tư văn phòng, cước viễn thông, công tác phí, hội nghị phí,... ; Chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khâu hao tài sản cố định);

Theo qui định trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng huy động nguồn tài chính, giám đốc/hiệu trưởng các

trường đại học công lập được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định. Lãnh đạo các trường, tùy theo tính chất công việc có thể quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

* Chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên tại các trường đại học công lập bao gồm: - Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Chi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên - Chi thực hiện các chương trình quốc gia, các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng.

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo qui định; - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước qui định (nếu có);

- Chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; - Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo qui định (nếu có).

Theo cách khác, các khoản chi của các trường đại học công lập có thể chia thành 4 loại như sau:

Chi thanh toán cá nhân

Chi thanh toán cá nhân bao gồm chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp chức vụ, trợ cấp khác tính theo lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán bảo hiểm.

Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi vật tư văn phòng; chi phục vụ thông tin, liên lạc; chi hội nghị, hội thảo;

công tác phí; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thiết bị; chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập; chi cho hoạt động khoa học, công nghệ; và các khoản chi khác.

Chi mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn, đầu tư cơ sở vật chất

Đây là các khoản chi lớn, không phải chi thường xuyên, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ hoạt động sự nghiệp đã trích lập.

Chi khác

Chi khác bao gồm nhiều khoản như chi hỗ trợ giải quyết việc làm khi cho thôi việc, chi tiếp khách, chi bảo hiểm phương tiện, chi thường xuyên khác Trên cơ sở các qui định của pháp luật liên quan đến cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập, lãnh đạo các trường xây dựng quy chế quản lý tài chính nội bộ của đơn vị, trong đó qui định rõ các nội dung về cơ chế quản lý tài chính, chẳng hạn như:

- Nguyên tắc quản lý tài chính

- Nguyên tắc, quy trình ban hành và quản lý nội dung mức thu, chi - Quy trình lập dự toán thu chi hàng năm của trường;

- Qui định, cơ chế về chấp hành dự toán, quyết toán; - Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Quy chế tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w