Các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 63 - 65)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

1. Khoa học xã hội,

2.2.2. Các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập

đại học công lập

Cơ chế quản lý tài chính có thể được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau, theo các tiếp cận khác nhau. Một mặt cơ chế tài chính được đánh giá dưới góc độ trực tiếp, nghĩa là đánh giá cơ chế đó thực hiện quản lý tài chính như thế nào, tác động tới huy động nguồn thu và quản lý chi như ra sao, có đúng qui định, có chặt chẽ, có giúp tăng thu, kiểm soát chi hay không,.... Mặt khác, tài chính là một hoạt động quan trọng của các trường đại học và nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, cho việc phát triển các trường. Do đó, cơ chế quản lý tài chính phải được xác lập sao cho nó tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, cho việc đạt được các mục tiêu phát triển mà nhà trường đặt ra. Vì thế, đánh giá cơ chế quản lý tài chính còn được nhìn dưới góc độ hiệu quả tác động của nó đối với hoạt động và sự phát triển của nhà trường.

Nhóm tiêu chí đánh giá trực tiếp cơ chế quản lý tài chính:

Các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính tập trung đánh giá cơ chế huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và quản lý cân đối thu - chi tài chính, trích lập các quỹ trên các khía cạnh khác nhau như mức độ tuân thủ các qui định pháp luật, chuẩn mực về quản lý tài chính, hiệu quả tài chính... Cụ thể, có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập:

- Sự tuân thủ, đáp ứng các qui định pháp luật và các chuẩn mực về quản lý tài chính. Cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập

phải đảm bảo tuân thủ các qui định pháp luật có liên quan về quản lý tài chính ở các trường đại học công lập hiện hành, đồng thời phù hợp với các chuẩn mực phổ biến trong quản lý tài chính, kế toán.

- Tốc độ tăng trưởng và đa dạng hóa nguồn thu. Cơ chế quản lý tài chính phù hợp, bên cạnh các yếu tố khác, có thể giúp thúc đẩy tăng thu, mở rộng các nguồn thu để tạo nguồn tài chính cho các trường đại học công lập. Các trường đại học công lập cần xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích tăng các nguồn thu hợp pháp, khai thác và phát huy được nguồn nhân lực, tài sản, khoa học công nghệ và các nguồn lực, lợi thế khác của trường để tạo và tăng nguồn thu hợp lý, đảm bảo thu đúng, thu đủ và bồi dưỡng nguồn thu. Các tiêu chí cụ thể có thể sử dụng đánh giá tốc độ trưởng và đa dạng hóa nguồn thu như: tốc độ tăng trưởng doanh thu/năm; chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu, tỷ trọng thu từ NSNN, thu từ học phí, thu từ các hoạt động khác; mức độ ổn định của nguồn thu và tốc độ tăng thu; tỷ lệ doanh thu/giảng viên, tỷ lệ doanh thu/tài sản,...

- Hiệu quả quản lý chi. Mục tiêu của quản lý chi là đảm bảo chi tiêu đúng qui định, phù hợp với các định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp lý, tiết kiệm, phân bổ tài chính đúng chỗ, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, khuyến khích được cán bộ, giảng viên, người lao động làm việc tốt, ưu tiên tài chính cho những lĩnh vực, bộ phận quan trọng, chiến lược, có hiệu quả. Các tiêu chí cụ thể đánh giá cơ chế quản lý chi như: Mức độ chặt chẽ trong các thủ tục quản lý chi; Mức độ phù hợp của các định mức chi; Sự phù hợp của cơ chế phân bổ nguồn tài chính; mức độ tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu (chi phí/ học viên; suất đầu tư cho tài sản, thiết bị,...)...

Nhóm tiêu chí đánh giá gián tiếp cơ chế quản lý tài chính

Các trường đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp công lập phi lợi nhuận. Chính vì vậy, đánh giá cơ chế quản lý tài chính của trường đại học công lập, bên cạnh đánh giá thuần túy tài chính, cần có đánh giá hiệu quả hoạt

động của các trường với cơ chế quản lý tài chính đó: Cơ chế quản lý tài chính có giúp các trường đạt được mục tiêu hoạt động ngắn hạn hay không? Cơ chế quản lý tài chính có giúp các trường phát triển bền vững, hội nhập, nâng cao vị thế trong dài hạn hay không? Cụ thể:

- Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động đào tạo của trường: Cơ chế tài chính có tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo diễn ra suôn sẻ hay không? Cơ chế tài chính có thúc đẩy, hỗ trợ mở rộng qui mô đào tạo, thu hút sinh viên hay không? Cơ chế tài chính có hỗ trợ, thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo hay không?

- Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động khác của các trường đại học công lập: Tác động của cơ chế quản lý tài chính tới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ? Tác động của cơ chế quản lý tài chính tới hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ; Tác động của cơ chế quản lý tài chính tới hoạt động hợp tác với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước?...

Như vậy, có thể thấy đánh giá cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý tài chính của trường đại học công lập nói riêng không đơn giản, phải đánh giá từ nhiều góc độ, với nhiều tiêu chí khác nhau.

Trong phạm vi luận án, NCS chủ yếu sử dụng nhóm tiêu chí đánh giá trực tiếp vì đánh giá gián tiếp, để có sự khoa học, khách quan thì rất phức tạp, cần có nghiên cứu điều tra kỹ lưỡng, công phu hơn.

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w