Kinh nghiệm của Trường Đại học Thương mạ

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 69 - 74)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

2.3.1.2.Kinh nghiệm của Trường Đại học Thương mạ

1. Khoa học xã hội,

2.3.1.2.Kinh nghiệm của Trường Đại học Thương mạ

Trường Đại học Thương mại là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập từ năm 1960, giai đoạn đầu có tên là Trường thương nghiệp trung ương (1960-1979), sau đó đổi tên thành trường đại học thương nghiệp (1979-1994) và từ năm 1994 có tên là Trường Đại học Thương mại. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại

học Thương mại trở thành một trong những trường đại học hàng đầu trong đào tạo đại học và sau đại học khối ngành Kinh tế - Quản lý – Kinh doanh. Trường có trên 700 cán bộ, giảng viên, nhân viên và hơn 20 nghìn sinh viên, học viên các hệ.

Đóng góp vào quá trình phát triển của Trường là hoạt động tài chính và quản lý tài chính. Tại trường Đại học Thương mại, công việc này được thực hiện tập trung tại Phòng Kế hoạch - Tài chính. Đây là bộ phận tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường trong xây dựng cơ chế quản lý tài chính và thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị. Trường đã ban hành qui chế về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch - Tài chính như sau:

- Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, các dự án, chương trình mục tiêu và các hoạt động khác phục vụ nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của Trường. Phòng có nhiệm vụ xây dựng, tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm và phân bổ theo thời gian của năm các dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của Trường.

- Nghiên cứu, xây dựng trình Hiệu trưởng phê duyệt lộ trình thực hiện quy chế tự chủ tài chính của Nhà trường;

- Tham mưu và thẩm định những giải pháp phát triển và quản lý nguồn thu từ trong và ngoài ngân sách nhà nước; phối hợp với đơn vị hữu quan thực hiện việc thu đúng, thu đủ, kịp thời học phí; chi học bổng và trợ cấp xã hội cho sinh viên, chi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí của Trường theo đúng qui định, thực hiện đầy đủ các qui định tài chính của Nhà nước và của Trường. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ tài chính của Nhà trường và của Trường ban hành nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính của Nhà trường theo đúng mục tiêu.

hiện các nhiệm vụ chi kịp thời, đầy đủ và tiết kiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Trường theo Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính của các đơn vị nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất công tác quản lý tài chính. Ghi chép, lập sổ sách kế toán các hoạt động, lập các báo cáo tài chính định kỳ; bảo quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính theo đúng quy định. Làm đầu mối báo cáo tài chính kế toán với kiểm toán nội bộ của Trường, với Thanh tra tài chính, Kiểm toán nhà nước, cấp trên theo yêu cầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo nhà trường đã cùng với Phòng Kế hoạch - Tài chínhxây dựng cơ chế quản lý tài chính của trường, đặc biệt tập trung vào cơ chế tự chủ tài chính. Hiện nay, trường Đại học Thương mại là thực hiện tự chủ một phần tài chính theo Quyết định số 1364/QĐ/ĐTC ngày 26/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng như các trường đại học công lập khác, nguồn thu của Trường Đại học Thương mại bao gồm:

+ Nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho sự nghiệp đào tạo và KHCN. + Nguồn thu từ học phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

+ Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học,..

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

Với trường Đại học Thương mại, kinh phí nhà nước cấp trong những năm gần đây đều chiếm dưới 20% tổng nguồn thu và có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu là thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí và nghiên cứu khoa học, chiếm khoảng trên 80%. Nguồn thu khác chỉ chiếm khoảng 5%. Với việc nhà trường tích cực, chủ động tăng thu qua đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học nguồn thu ngoài ngân sách chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Thu từ

học phí, lệ phí chiếm tỷ trọng khoảng 40% thu ngoài ngân sách. Khoảng 50% thu ngoài ngân sách đến từ hoạt động sự nghiệp và nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Thương mại đã chủ động mở rộng đào tạo qua các hình thức liên kết đào tạo, đào tại tại chức, liên thông, đào tạo cấp hai bằng,...để tạo nguồn thu [99].

Với nguồn thu tăng lên, cùng với mức độ tự chủ tài chính tăng lên, Trường Đại học Thương mại được tự chủ cao hơn trong phân bổ nguồn tài chính. Để quản lý chi, trường đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 68/QĐ-ĐHTM ngày 22/2/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại.

Cơ chế quản lý chi thường xuyên:

Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chi thu phí, lệ phí; chi hoạt động dịch vụ (kể cả thực hiện nghĩa vụ với NS, trích khấu hao, trả vốn, trả lãi vay). Với chi thường xuyên, cơ chế quản lý chi như sau:

- Chi thanh toán lương và các khoản phụ cấp lương được chi trả hàng tháng theo hệ số lương (ngạch bậc, mức phụ cấp,...) do Nhà nước qui định. Nguồn chi được lấy từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp, phần còn thiếu được đảm bảo từ nguồn thu học phí theo qui định.

- Chi quản lý hành chính: các khoản công tác phí, phí hội nghị, hội thảo, cước viễn thông, văn phòng phẩm,...theo định mức chi quản lý hành chính ban hành cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012.

- Chi chuyên môn, nghiệp vụ: chi hỗ trợ quản lý điều hành, tuyển sinh, biên soạn giáo trình, thanh toán vượt giờ,...đều được qui định chi tiết trong qui chế chi tiêu nội bộ

- Chi trích lập các quỹ. Cuối năm, căn cứ vào chênh lệch thu chi, trường trích theo qui định tối thiểu 25% vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng để chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, máy móc; bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ, viên chức, phục vụ đầu tư các công trình sự nghiệp của trường.

+ Quỹ khen thưởng: được sử dụng chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác.

+ Quỹ phúc lợi sử dụng để chi phúc lợi vào dịp tết, các ngành lễ, chi hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn, thăm quan nghỉ mát,...

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: trích tối đa một tháng lương. Chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên là những khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đào tạo lại, nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng dự án nước ngoài, chi tinh giản biên chế, đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu quốc gia... Phần lớn kinh phí chi không thường xuyên được phân bổ cho đào tạo lại cán bộ, viên chức; cho nghiên cứu khoa học và mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản.

Để đảm bảo thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính, Ban giám hiệu, Phòng Kế hoạch - Tài chính và các bộ phận có liên quan đã tích cực huy động nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo đúng qui định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Kết quả, nhà trường chủ động được nguồn tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức với tốc độ trung bình 15%/năm. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính của trường vẫn bộc lộ một số hạn chế:

- Thứ nhất, cơ chế quản lý tài chính vẫn dựa vào tăng thu từ nguồn học phí, lệ phí hệ chính qui và các hệ đào tạo khác, chưa khuyến khích được đa dạng hóa nguồn thu từ các nguồn ngoài đào tạo như nghiên cứu khoa học, tư vấn, cung cấp dịch vụ, sản xuất kinh doanh,...

- Thứ hai, việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm vẫn có sự chênh lệch giữa dự toán và chấp hành dự toán. Do thiếu hướng dẫn nên việc

tự chủ các nguồn tài chính trong góp vốn, đầu tư, liên kết gặp nhiều lúng túng. Nguồn tham khảo: Báo cáo về kết quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính của Trường đại học Thương mại (2014).

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 69 - 74)