Bài học rút ra đối với Trƣờng Đại họ cY Dƣợc Cần Thơ

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 75 - 77)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

1. Khoa học xã hội,

2.3.3. Bài học rút ra đối với Trƣờng Đại họ cY Dƣợc Cần Thơ

Từ kinh nghiệm của các trường đại học công lập trong và ngoài nước ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Thứ nhất, các trường đại học công lập phải tích cực, chủ động xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính phục vụ cho sự phát triển của trường trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính và tự chủ tài chính và các qui định có liên quan. Nếu trường nào lãnh đạo quan tâm đến xây dựng cơ chế quản lý tài chính, có sự năng động, sáng tạo trong vận dụng thì trường đó sẽ có sự phát triển lành mạnh, không chỉ về tài chính mà về cả hoạt động, vị thế của trường.

Thứ hai, các trường phải tìm cách tăng thu, đa dạng hóa nguồn thu. Một cơ chế quản lý tài chính khuyến khích phát triển các nhiều kênh huy động nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo khai thác được tiềm năng, lợi thế của trường để tạo nguồn thu, từ đó có nguồn để đầu tư phát triển trường đại học hoạt

động tốt hơn. Đặc biệt với trường đại học Y là trường đòi hỏi chi phí cho thực hành, cho nghiên cứu khoa học rất lớn, nếu không có cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ khó đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, trong cơ chế quản lý tài chính phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tiền lương và đãi ngộ cho lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên. Chức năng, nhiệm vụ chính của các trường đại học là đào tạo sinh viên, do đó, cần phải phân bổ nguồn tài chính thích đáng cho đào tạo, đặc biệt là có cơ chế nâng cao thu nhập cho giảng viên, nghiên cứu viên, khuyến khích giảng viên giảng dạy tốt, nâng cao trình độ và thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ việc nâng cao chất lượng giảng viên, khuyến khích giảng viên cống hiến cho trường, chất lượng đào tạo được nâng cao, uy tín và vị thế nhà trường tăng lên, lại có cơ sở để mở rộng qui mô, thu hút nguồn tài chính, tạo vòng xoáy đưa nhà trường phát triển.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ của các trường đại học làm cơ sở để quản lý chi nội bộ của trường, đặc biệt là chi từ nguồn tài chính huy động ngoài ngân sách, phân bổ và sử dụng các quỹ tài chính.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHỞ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w