- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
1. Khoa học xã hội,
3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý ch
So với quản lý thu, quản lý chi phức tạp hơn vì có nhiều khoản mục chi khác nhau. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã chủ động xây dựng cơ chế quản lý chi để đảm bảo tuân thủ các qui định pháp luật, quản lý chi hiệu quả, tiết kiệm. Để quản lý chi trong đơn vị, căn cứ vào các qui định của pháp luật và cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, từ tháng 1 năm 2011, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã ban hành qui chế chi tiêu nội bộ. Qui chế này bao gồm các qui định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Trường đối với các nguồn tài chính được tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo qui định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị sự nghiệp đảm
bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Mục tiêu của quy chế chi tiêu nội bộ là nhằm đảm bảo cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hoạt động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, chi tiêu hợp lý, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu cực, thực hiện công khai, dân chủ trong quản lý chi tiêu, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trường.
Quy chế chi tiêu nội bộ được áp dụng đối với các khoản chi được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí huy động ngoài ngân sách theo qui định:
- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động thường xuyên; - Học phí của sinh viên, học viên thuộc các chương trình đào tạo chính quy và không chính quy do Nhà nước quy định mức học phí;
- Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí;
-Khấu hao tài sản công dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; - Chênh lệch thu - chi thanh lý tài sản công;
- Các khoản thu được để lại theo quy định của Nhà nước;
- Các khoản thu sự nghiệp từ dịch vụ đào tạo theo hợp đồng ngoài ngân sách, bồi dưỡng ngắn hạn, dịch vụ khám chữa bệnh, liên kết đào tạo trong và ngoài nước, cung ứng dịch vụ nghiên cứu, thí nghiệm, ...
Đối với các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp khác, được quản lý theo quy chế riêng, phù hợp với tính chất của loại hình hoạt động.
Từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã nghiên cứu xây dựng các quy định, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn thể cán bộ viên chức. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành thực hiện từ tháng 1 năm 2008. Sau đó, năm 2011, Quy chế chi tiêu nội bộ mới được ban hành theo Quyết định 11/QĐ-ĐHYDCT ngày 11/1/2011 của
Hiệu trưởng nhà trường. Quy chế này tiếp tục được sửa đổi theo Quyết định số 1274/ ngày 27/10/2011.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, các nội dung chi sau đây phải thực hiện đúng các qui định, định mức chi của Nhà nước hiện hành:
- Chi theo tiêu chuẩn, định mức về trang bị, sử dụng xe ô tô; chi theo tiêu chuẩn về nhà ở làm việc; chi chế độ công tác nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chi mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan; chi cho tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;
- Chi từ các nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất cấp có thẩm quyền giao, kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng các dự án, vốn viện trợ thuộc ngân sách Nhà nước, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để quản lý chi tiêu chặt chẽ, hiệu quả, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã xây dựng cơ chế quản lý chi tiêu theo 4 nhóm chi: 1) Chi thanh toán cho cá nhân; 2) Chi nghiệp vụ chuyên môn, 3) Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; và 4) Chi thường xuyên khác theo quy định của Thông tư số 79/2003/BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước và các qui định pháp luật khác có liên quan.
Bảng 3.8 thống kê chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 tới năm học 2015-2016 theo 4 nhóm mục chi. Có thể thấy qui mô và tỷ trọng chi của 4 nhóm có sự biến động lớn qua các năm, ngoại trừ chi thanh toán cá nhân tăng đều. Đặc biệt, chi mua sắm tài sản cố định tăng mạnh từ 2014 đến nay và chi khác tăng mạnh trong năm học 2014-2015.
Bảng 3.9: Chi tiêu của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2015-2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm học Nhóm mục chi 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 I. Chi thanh 5.431.764 6.878.420 8.514.457 11.481.960 14.174.071 16.214.632 18.542.312 toán cá nhân
II. Chi nghiệp 5.455.167 8.364.443 8.135.993 9.383.383 15.878.56216.568.324 37.228.648
vụ chuyên môn III. Chi mua
sắm, sửa chữa 148.781 2.071.096 2.031.371 938.620 291.126 7.580.336 7.753.905
lớn TSCĐ
IV. Chi khác 782.645 556.957 817.427 2.017.539 10.263.20622.053.545 9.511.171
Tổng cộng 11.818.357 17.870.916 19.499.248 23.821.502 40.606.96562.416.837 73.036.036
Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].
Hình 3.2 thống kê tỷ trọng các khoản chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo 4 nhóm. Nhìn chung, các nhóm chi có tỷ trọng không ổn định trong tổng chi. Chi thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn là 2 nhóm chi lớn nhất và cũng là các khoản chi thực hiện thường xuyên. Mỗi nhóm chi đều được Trường Đại học Y Dược Cần Thơ xây dựng qui chế quản lý riêng.
Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2015-2016
Quản lý chi thanh toán cá nhân
Chi thanh toán cá nhân bao gồm chi tiền lương, các khoản phụ cấp tính theo lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán bảo hiểm ... Theo quy chế quản lý tài chính nội bộ ban hành năm 2011 của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, mức chi lương hàng tháng cho cán bộ, viên chức của trường được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Mức chi lương cụ thể phụ thuộc vào ngạch bậc của cán bộ, viên chức. Nguồn kinh phí để trả lương là từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm và tối thiểu 40% khoản thu sự nghiệp được để lại theo quy định. Đối với lao động hợp đồng thuê công nhật, thuê theo công việc, mức chi tiền công là 90 nghìn đồng/ngày, đã bao gồm các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo qui định.
Với cán bộ, viên chức có chức vụ, Trường thực hiện cấp phụ cấp chức vụ theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đối tượng, hệ số phụ cấp và cách thanh toán. Phụ cấp chức vụ được thanh toán hàng tháng cùng với lương. Các phụ cấp khác như phụ cấp độc hại, phụ cấp nhà giáo, phụ cấp thâm niên được thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo chủ trương tự chủ tài chính, Trương Đại học Y Dược Cần Thơ còn tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức từ nguồn huy động ngoài ngân sách và tiết kiệm chi tiêu. Theo đó, cán bộ hợp đồng dưới 1 năm được hưởng 40% mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; cán bộ hợp đồng từ một năm trở lên được hưởng 70% mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; cán bộ biên chế và hợp đồng không thời hạn (kể cả tập sự) được hưởng 100% định mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ [97].
Cụ thể, định mức thu nhập tăng thêm hàng tháng được tính như sau: Thu nhập tăng thêm hàng tháng = 1.500.000 đồng + 50% tiền lương Trong đó, tiền lương được tính như sau:
lương + hệ số chức vụ + hệ số vượt khung).
Ngoài ra, sau khi kết thúc năm tài chính, trên cơ sở cân đối thu – chi trong năm, nếu có dư Trường sẽ trích bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức làm việc từ 6 tháng/năm trở lên một tháng lương cơ bản (tháng thứ 13 theo hệ số ngạch, bậc, chức vụ). Với cán bộ, viên chức làm việc dưới 6 tháng/năm, thu nhập tăng thêm bằng ½ tháng lương cơ bản. Các ngày lễ, tết như Tết nguyên đán, tết dương lịch, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ, ngày 30/4 và 1/5, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quốc khánh, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường đều có hỗ trợ cho toàn thể cán bộ, viên chức hoặc các đối tượng phù hợp theo các mức khác nhau được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ.