Vai trò của cơ chế quản lý tài chín hở các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 45 - 47)

+ Nguồn từ học phí, lệ phí thu từ sinh viên

+ Các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng dịch vụ, hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Ngoài ra, các trường còn có thể có các nguồn thu khác từ viện trợ, biếu tặng. Một số trường đại học công lập cũng có thể huy động nguồn tài chính từ vay ngân hàng.

Nội dung chi

Các trường đại học công lập có nhiều khoản chi khác nhau phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ khác như chi cá nhân, chi cho hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động nghiên cứu khoa học, chi đầu tư cơ sở vật chất, chi khác... Tùy nguồn tài chính được sử dụng để chi, tùy nội dung và tính chất khoản chi mà các trường đại học công lập có cơ chế quản lý chi khác nhau.

2.1.2.2. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập công lập

Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của bất cứ tổ chức nào vì nó đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính để phát triển tổ chức. Đối với các trường đại học công lập, cơ chế quản lý tài chính có những vai trò chủ yếu sau:

Một là, cơ chế quản lý tài chính giúp các trường đại học công lập phân bổ và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước. Các trường đại học công lập được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và tùy theo mức độ tự chủ được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hay một phần (trừ các đơn vị tự chủ tài chính hoàn toàn) chi thường xuyên. Do đó, cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan

trọng nhằm đảm bảo cho ngân sách nhà nước được phân bổ, sử dụng hiệu quả, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế, ở một số đơn vị, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bị sử dụng lãng phí, sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí thất thoát do tham ô, tham nhũng. Cơ chế quản lý tài chính sẽ giúp cho việc phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách cấp đúng mục đích, đúng qui định, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thất thoát, lãng phí.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho sự phát triển của các trường đại học công lập. Khác với các doanh nghiệp, các trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công, cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho xã hội. Do đó, nguồn thu của các trường đại học công lập thường hạn chế và chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo các qui định pháp luật. Việc xác lập cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tác động đến việc xác định nguồn thu, mức thu ngoài ngân sách của các trường, chẳng hạn thu học phí, thu từ hoạt động sự nghiệp khác,...

Ba là, cơ chế quản lý tài chính quyết định việc phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các hoạt động của trường đại học công lập. Với nguồn tài chính ngoài ngân sách, các trường đại học công lập được phép chủ động chi tiêu theo các qui định của pháp luật và các qui chế nội bộ do các trường xây dựng, trên cơ sở dân chủ và minh bạch. Nếu cơ chế quản lý tài chính phù hợp, các trường có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính, thu nhập của giảng viên, nhân viên, cải thiện môi trường đào tạo, kích thích giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý tài chính không phù hợp có thể làm thất thoát nguồn lực, hoặc nguồn lực được phân bổ, sử dụng kém hiệu quả, không tạo đông lực cho sự phát triển của nhà trường.

không nên chỉ dừng ở việc quản lý thu – chi đúng qui định mà sâu xa hơn là cơ chế quản lý tài chính đó sẽ tác động, thúc đẩy thế nào đến hoạt động và sự phát triển của các trường đại học công lập. Theo Brancato [108] thì giá trị tài chính của đại học không chỉ nằm trong bản tổng hợp thu chi của cơ sở đào tạo mà còn được nhìn nhận dưới góc độ: (i) quy mô đào tạo; (ii) sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường; (iii) sự tận tụy của giảng viên đối với nhà trường; (iv) khả năng thích ứng với tình hình mới và sáng tạo của giảng viên; (v) số lượng bài báo và công trình nghiên cứu khoa học; (vi) chuyển giao công nghệ; (vii) các mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các trường đại học trong và ngoài nước với các tổ chức quốc tế; và đặc biệt là, (viii) uy tín và hình ảnh của trường đối với các doanh nghiệp. Theo quan điểm của Brancato cơ chế quản lý tài chính của giáo dục đại học cần được nhìn rộng hơn. Nó có vai trò rất quan trọng và cốt tử của đại học nói chung và đại học công lập nói riêng.

Cơ chế quản lý tài chính sẽ chi phối các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng. Nó đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó phù hợp với những qui định, qui tắc nhất định nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNGTỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w