NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 34 - 38)

Trên cơ sở những đánh giá tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng đã có khá nhiều nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó, một số nghiên cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập. Các nghiên cứu đã tập trung vào nhiều nội dung khác nhau của cơ chế tài chính, bao gồm huy động nguồn thu, quản lý chi, tự chủ tài chính của các trường đại học công lập trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Mặc dù các nghiên cứu khá đa dạng, tiếp cận dưới góc độ khác nhau với đối tượng và phạm vi nghiên cứu không giống nhau, tựu chung lại, có nhiều nội dung liên quan đã có sự thống nhất:

Một là, Nghị định 43/2006/NĐ-CP mặc dù đã mở ra cơ chế tự chủ tài chính, phát huy tự chủ của các trường đại học công lập trong huy động nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và chủ động hơn trong sử dụng nguồn thu cho các khoản chi nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa khuyến khích các trường đại học công lập nâng cao mức độ tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn. Điều này gây khó khăn cho các trường đại học công lập trong việc đảm bảo tài chính cho hoạt động và phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hai là, hầu hết các trường đại học công lập vẫn dựa vào nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước và thu học phí, các nguồn thu khác không đáng kể. Sự kém đa dạng nguồn thu trong bối cảnh học phí được ấn định thấp hơn chi

phí đào tạo khiến các trường thiếu nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động và phát triển, khó nâng cao chất lượng đào tạo, khó thu hút và đãi ngộ cán bộ, giảng viên. Cơ chế tài chính chưa khuyến khích các trường chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm nguồn thu.

Ba là, ở nhiều trường đại học công lập, cơ chế quản lý chi vẫn còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính. Các định mức chi còn bất cập, phân bổ ngân sách cho các khoản chi chưa hợp lý, chưa có cơ chế đảm bảo và đánh giá hiệu quả chi phù hợp.

Các nghiên cứu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế này theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, khuyến khích các trường đại học công lập nâng cao tự chủ tài chính gắn với tự chủ các hoạt động của trường theo hướng các trường được tự chủ huy động nguồn thu, đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí, bao gồm cả thu học phí, đồng thời tự chủ quản lý chi gắn với tự chủ hoạt động, tự chủ bộ máy tổ chức và nhân sự. Tuy nhiên, các giải pháp này hầu như chưa được áp dụng ở các trường đại học công lập do những hạn chế về qui định pháp luật theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP, cũng như do các nguyên nhân chủ quan của các trường.

Mặc dù các nghiên cứu liên quan đến cơ chế tài chính của các trường đại học đề cập khá toàn diện các nội dung, tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập vẫn là chủ đề nóng hổi và đặt ra nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu giải quyết. Trong những năm tới, nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập.

Một là, cùng với Luật ngân sách 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã ra đời thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học công lập. Nghị định 16 khắc phục nhiều hạn chế của Nghị định 43 theo hướng khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tự chủ và tùy mức độ tự chủ, các đơn vị được phép tự chủ hoạt động cũng như tự chủ thu và chi. Mức độ tự chủ được

nâng cao hơn so với qui định trong Nghị định 43. Nghị định 16 ra đời đặt ra những cơ hội và những thách thức mới trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại học công lập nói riêng, cần thiết phải có những nghiên cứu, vận dụng Nghị định 16 vào quản lý tài chính và xây dựng cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập.

Hai là, quá trình hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục đại học ở Việt nam nói chung, các trường đại học công lập nói riêng phải đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn đào tạo với nghiên cứu, gắn nghiên cứu với ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, phục vụ cho sự phát triển đất nước. Việc tự chủ giáo dục đại học, trong đó có tự chủ tài chính, cũng đang đặt ra cấp bách không chỉ vì sức ép cân đối ngân sách cần phải cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học mà còn bởi yêu cầu thay đổi mô hình quản trị của các trường đại học công lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và những bối cảnh, yêu cầu mới đặt ra, những công trình nghiên cứu đã xuất bản chưa cập nhật và giải quyết được. Đây là khoảng trống cần phải được tập trung nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới. Mặt khác, với trường hợp cụ thể của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích cơ chế quản lý tài chính của trường với những đặc điểm đặc thù của một trường đại học ngành y dược và nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long - một khu vực được xem như "vùng trũng" của giáo dục đại học. Hơn nữa, đầu năm 2017, trường đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Đề án thí điểm đổi mới hoạt động theo cơ chế tự chủ. Để thực hiện đề án, rõ ràng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cần phải xây đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ.

cần có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, phân tích sâu sắc về cơ chế quản lý tài chính ở trường công lập nói chung và trường hợp cụ thể là Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của nhà trường, phù hợp với những qui định mới trong Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và bối cảnh mới đặt ra đối với giáo dục đại học công lập ở nước ta cùng như yêu cầu đổi mới hoạt động của nhà trường.

Cụ thể, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Cơ chế quản lý tài chính là gì? Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính?

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cần tham khảo những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước nào?

- Cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ những năm qua có những ưu điểm và hạn chế nào cần khắc phục?

- Trong điều kiện đẩy mạnh tự chủ nói chung, tự chủ tài chính nói riêng, cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ phải hoàn thiện như thế nào?

Để trả lời các câu hỏi này, NCS thực hiện qui trình nghiên cứu với 4 nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của một số trường đại học để rút ra bài học kinh nghiệm

- Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ để rút ra hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ trong những năm tới.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝTÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w