- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
H nh 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016.
3.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu thì việc xây dựng, hoàn thiện và vận dụng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chưa khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong hoạt động tài chính nói riêng và các hoạt động của Nhà trường nói chung. Mặc dù nhà trường cũng có cố gắng chủ động tạo nguồn thu nhưng về cơ bản hoạt động tài chính vẫn mang tính bao cấp, dựa nhiều vào ngân sách nhà nước và bị quản lý chặt chẽ theo các qui định của Nhà nước.
nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Ngoài ngân sách nhà nước, trường vẫn dựa chủ yếu vào học phí, lệ phí. Trong khi đó, mức học phí, lệ phí lại được Chính phủ quy định cứng, chưa có sự phân biệt theo từng trường, từng ngành, từng điều kiện và chất lượng đào tạo cụ thể. Đặc biệt, ngành y là ngành có chi phí đào tạo lớn, phải thực hành, thực tập, thí nghiệm nhiều, đòi hỏi nhiều thiết bị, máy móc, học cụ phức tạp. Do đó, học phí chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo. Qui định giá phí y tế cũng gây khó khăn cho việc mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh.
Mặc dù trong những năm qua, nguồn thu từ ngân sách và nguồn thu ngoài ngân sách của Trường tăng dần qua các năm, góp phần cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, tuy nhiên so với yêu cầu thực tế thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học của Trường. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản còn quá ít, trong khi đó nhu cầu đầu tư của Trường là rất lớn, thì nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế gây khó khăn cho việc hoàn thiện được cơ sở vật chất, ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và nghiên cứu của Trường. Nguồn ngân sách cấp cho sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị hầu như không có, trong khi đó việc thu ngoài ngân sách có tăng, song số lượng không nhiều. Do đó, việc cân đối sử dụng kinh phí của Trường gặp rất nhiều khó khăn
Ba là, cơ chế quản lý chi, đặc biệt chi cá nhân vẫn chưa có tính khuyến khích những cán bộ, viên chức làm việc tốt, hiệu quả cao, chưa có cơ chế đặc biệt cho những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc hoặc góp phần tạo ra nguồn thu lớn cho nhà trường. Chi thu nhập tăng thêm hàng tháng và cuối năm vẫn có tính cào bằng theo lương, không phân biệt đóng góp và hiệu quả làm việc.
Bốn là, chưa có cơ chế ưu tiên chi, đầu tư cho những đơn vị, chuyên ngành quan trọng,có ý nghĩa then chốt với nhà trường, những bộ phận hoạt động hiệu quả, có thể làm đầu tàu phát triển nhà trường.
Năm là, cơ chế quản lý tài chính chưa đồng bộ với cơ chế quản lý các hoạt động khác của Nhà trường từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, bồi dưỡng cán bộ, viên chức,...nên trong nhiều trường hợp chưa thúc đẩy được sự phát triển các hoạt động của Nhà trường.
Sáu là, cơ chế chi ngân sách nhà nước còn nhiều bấp cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tế
Thực tế hoạt động cho thấy, đối với những khoản NSNN cấp theo định mức thì các đơn vị lập rất chuẩn theo định mức. Những khoản cấp phát cho chương trình mục tiêu, mua sắm trang thiết bị dạy học… thuộc khoản kinh phí không thường xuyên thường không có sự thống nhất giữa cơ quan phê duyệt và Trường. Việc chi ngân sách và kiểm tra chi còn thiếu thống nhất, đồng bộ giữa cơ quan tài chính, kiểm toàn và kho bạc. Đây không phải là vấn đề riềng ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ mà là vấn đề mang tính phổ biến trong dự toán và cấp phát ngân sách Nhà nước nói chung.
Bảy là, hệ thống định mức chi theo qui định của nhà nước và trong quy chế chi tiêu nội bộ có nhiều bất cập. Rất nhiều định mức chi thấp hơn thực tế chi tiêu, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường ban hành và sửa đổi từ năm 2011 đến nay chưa có cập nhật mới. Chẳng hạn, định mức chi mời giảng viên ngoài quá thấp nên hầu như rất khó mời giảng viên giỏi.
Tám là, Nhà trường chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát thu chi để đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí. Mặc dù những năm qua chưa phát hiện những vụ thất thoát, sai sót lớn nhưng không có cơ chế đảm bảo điều đó không xảy ra. Thực tế một số đơn vị sự nghiệp khác đã để xảy ra những vụ việc liên quan tới quản lý tài chính do thiếu cơ chế giảm sát, kiểm tra, kiểm soát.
Cuối cùng, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP với nhiều đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc khác, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho phép Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thí điểm tự chủ hoạt động. Những
điều này đặt ra những yêu cầu mới mà cơ chế quản lý tài chính hiện tại của trường tỏ ra không còn phù hợp. Do đó, đòi hỏi trường phải điều chỉnh, bổ sung cơ chế quản lý tài chính đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra theo hướng mở rộng tự chủ tài chính gắn với tự chủ các hoạt động của Nhà trường.