Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 43 - 45)

đại học công lập

2.1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của các trường đại họccông lập công lập

Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, được nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí chi thường xuyên. Hoạt động của các trường đại học công lập không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo sản phẩm mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để phục vụ cho hoạt động và phát triển của các trường đại học công lập, các trường phải tuân thủ các qui định của pháp luật về tài chính và xây dựng cơ chế quản lý tài chính nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật nguồn tài chính cho hoạt động của trường. Nếu như các đại học tư nhân được tự chủ hoàn toàn cả về hoạt động và tài chính, thì các trường đại học công lập phải chịu sự quản lý về hoạt động và tài chính theo các qui định pháp luật đối với các tổ chức sự nghiệp công lập giáo dục. Nói cách khác, các trường đại học công lập có cơ chế quản lý tài chính khác với các trường đại học khác. Dưới góc độ quản lý nội bộ của các trường đại học công lập, theo tác giả, cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập là tập hợp các qui tắc, cách thức vận hành theo qui định nội bộ các trường và qui định của pháp luật nhằm giúp Ban lãnh đạo nhà trường quản lý tài chính, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của nhà trường.

kế hoạch quản lý, huy động và sử dụng các nguồn tài chính, quản lý thu, chi các quỹ tài chính, nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác của trường. Khác với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận, trường đại học công lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với nguồn kinh phí cấp toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách. Do đó, cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập có những đặc thù riêng.

Để có bức tranh khái quát về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập, trước hết cần nắm được các nội dung của tài chính trong các trường đại học công lập.

Khái niệm tài chính được hiểu là có biểu hiện thu chi bằng tiền; có nội dung vật chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế, quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ [24, tr. 7]. Tài chính trong các trường đại học công lập phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các trường. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền. Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Nội dung tài chính trong các trường đại học gồm thu, chi và cân đối thu-chi, do đó, quản lý tài chính bao gồm quản lý nguồn thu, quản lý chi và quản lý cân đối thu - chi.

Nội dung thu

Các trường đại học công lập có 2 loại nguồn thu: nguồn được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Tùy theo mức độ tự chủ của các trường đại học công lập, nguồn kinh phí Nhà nước cấp đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi, bao gồm: chi thường xuyên, chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục

đào tạo, chi đầu tư phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do Nhà nước giao cho các trường. Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (như nộp thuế theo quy định của Nhà nước).

Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các trường đại học

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 43 - 45)