Hoạt động đào tạo ở Trƣờng Đại họ cY Dƣợc Cần Thơ

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 81 - 84)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

3.1.3.Hoạt động đào tạo ở Trƣờng Đại họ cY Dƣợc Cần Thơ

1. Khoa học xã hội,

3.1.3.Hoạt động đào tạo ở Trƣờng Đại họ cY Dƣợc Cần Thơ

Cũng như các trường đại học công lập khác, hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được tổ chức theo năm học, kéo dài 10 tháng, bắt đầu từ tháng 9 năm trước tới tháng 6 năm sau. Ngoài phân bổ tài chính từ ngân sách Nhà nước cấp theo năm tài chính, các hoạt động khác ở trường đều được tổ chức, quản lý và thống kê theo năm học.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đào tạo theo chương trình khung đã được Bộ GDĐT ban hành qua Thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012. Dựa trên chương trình khung của Bộ GDĐT qui định, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo chi tiết cho mỗi chuyên ngành. Chương trình chi tiết là căn cứ để hiệu trưởng nhà trường đơn vị phê duyệt giờ giảng kế hoạch hàng năm cho từng khoa chuyên môn và mỗi cán bộ trong khoa thực hiện.

Thời gian đào tạo được tính từ khi sinh viên nhập học đến khi sinh viên tốt nghiệp. Thời gian đào tạo tùy thuộc vào ngành đào tạo và bậc đào tạo. Bậc sau đại học thời gian đào tạo là 2 năm để đào tạo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I (BSCK I) và bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCK II); riêng đào tạo bác sĩ nội trú mất 3 năm. Thời gian đào tạo là 6 năm đối với sinh viên ngành Y, Răng Hàm Mặt (RHM); 5 năm đối với ngành Dược và 4 năm cho các ngành cử nhân. Riêng hệ trung cấp, thời gian đào tạo là 2 năm; thời gian đào tạo nghề là 10 tháng.

Qui mô đào tạo

Đào tạo đại học: Tính đến năm 2017, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đang được phép đào tạo 5 chuyên ngành là Y, Răng hàm mặt, Dược, Y tế công cộng, Điều dưỡng và kỹ thuật y học. Trường thực hiện đào tạo đại học cho cả hệ chính qui và hệ liên thông từ trung cấp lên đại học. Bảng 3.1 thống kê số lượng sinh viên đào tạo đại học ở trường từ năm học 2009-2010 tới năm học 2015-2016. Nó cho thấy số lượng sinh viên được đào tạo tăng nhanh, từ

khoảng 1400 sinh viên năm học 2009-2010 lên 6.188 sinh viên năm học 2015-2016, tăng hơn 4 lần; trong đó, số sinh viên đào tạo chính qui tăng khoảng 2 lần (từ 1.154 lên 2.156 sinh viên). Đặc biệt, có thể thấy số sinh viên đào tạo liên thông và số sinh viên đào tạo chính qui theo địa chỉ sử dụng tăng rất nhanh trong vài năm gần đây.

Bảng 3.1: Số lƣợng sinh viên đào tạo đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học

2015-2016

Đơn vị: Người

Năm học

Diện Hệ đào tạo 2009- 2010- 2011- 2012- 2013- 2014- 2015- đào tạo

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Chính qui Trong ngân sách nhà nước 1.154 1.593 1.730 1.913 2.161 2.029 2.156

Ngoài ngân sách nhà nước - 100 100 100 100 - 113

Theo địa chỉ sử dụng - - - 123 423 951 1.317

Liên thông Trong ngân sách nhà nước 330 480 587 737 1.017 1.146 1.402

Ngoài ngân sách nhà nước - 50 150 150 150 100 -

Theo địa chỉ sử dụng - - - - 350 750 1.200

Tổng cộng 1.484 2.223 2.567 3.023 4.201 4.976 6.188

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Những năm đầu mới thành lập trường từ khoa Y-Nha-Dược của trường Đại học Cần Thơ, trường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học với hai hệ chính qui và liên thông trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước giao và một số ít chỉ tiêu ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế, qui mô đào tạo của trường từ năm 2010 đến năm 2016 có sự gia tăng về số lượng sinh viên ở các bậc đào tạo, hệ đào tạo của từng ngành đào tạo. Ngoài hệ đào tạo đại học, trường đào tạo cả hệ sau đại học và trung cấp.

Bảng 3.2: Số lƣợng học viên sau đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016

Đơn vị: Người

Diện Năm học

Hệ đào tạo 2009- 2010- 2011- 2012- 2013- 2014- 2015- đào tạo

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Trong ngân Bác sĩ chuyên khoa I 70 115 30 130 130 260 260

sách nhà Bác sĩ chuyên khoa II - - - - - 49 49

nước

Cao học - - - - 43 103 100

Bác sĩ nội trú - - - - - 20 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo địa chỉ Bác sĩ chuyên khoa I 30 40 10 - 100 300 500

sử dụng Bác sĩ chuyên khoa II - - - - 49 149 224

Tổng cộng 100 155 40 130 322 881 1.173

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Đào tạo sau đại học:

Hiện nay Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đào tạo bậc sau đại học hệ chính qui cho cả diện đào tạo trong ngân sách và diện đào tạo theo nhu cầu của địa phương với 13 mã ngành BSCK I và 4 mã ngành BSCK II cho các chuyên ngành Y, Y Tế Công Cộng (YTCC), Răng hàm mặt và Dược. Bảng 3.2 trình bày số lượng học viên sau đại học của trường đến năm học 2015-2016. Bảng 3.2 cho thấy số đào tạo sau đại học chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm học 2013-2014 trở về đây. Số lượng đào tạo trình độ cao học chưa nhiều, chỉ khoảng 100 học viên. Đào tạo sau đại học chủ yếu là đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cả theo ngân sách nhà nước và theo địa chỉ sử dụng (hơn 1000 học viên vào năm học 2015-2016).

Đào tạo trung cấp:

Trường đào tạo trung cấp cho cả hệ chính qui và vừa làm vừa học theo diện ngoài chỉ tiêu ngân sách nhà nước. Hiện tại, Bộ Y Tế giao nhiệm vụ đào tại trung cấp và đào tạo nghề cho trường theo chỉ tiêu hàng năm là 300 cho

đào tạo nghề và 150 chỉ tiêu cho các mã ngành trung cấp - riêng năm 2014 chỉ tiêu đào tạo trung cấp là 400.

Đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn:

Ngoài các hoạt động đào cấp bằng, trường còn mở các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với thời gian từ 3 đến 9 tháng nhằm mục đích nâng cao tay nghề hoặc chuẩn hóa kiến thức để học viên có thể học các chuyên ngành sau đại học. Loại hình dịch vụ đào tạo theo nhu cầu này không phải xin phép chỉ tiêu từ Bộ GDĐT, tuyển sinh dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội, thí sinh không thi đầu vào và được gọi nhập học theo hình thức xét tuyển. Nguồn thu từ các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của người học là khoản thu khác, không được tính vào khoản thu học phí hay kinh phí đào tạo của trường.

3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 81 - 84)