- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
1 Công trình các khoa
4.2.2. Phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế hoạt động của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ
Để thực hiện các mục tiêu phát triển của trường, trên cơ sở đề nghị của Nhà trường, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mục tiêu là phát triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thành trường đại học khoa học sức khỏe định hướng ứng dụng với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm đảm bảo các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường.
Mục tiêu cụ thể:
a) Đổi mới hệ thống tổ chức và nhân sự của Trường theo mô hình trượng đại học định hướng ứng dụng hiện đại; thực hiện quản lý đại học theo các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện; bảo đảm năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả, phát huy tối đa những tiềm năng và thế mạnh của Trường;
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc tế; bảo đảm người học được trang bị kiến thức chuyên
môn cùng với kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp theo cam kết mà Trường đã công bố; thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo quy định và hướng tới được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận;
c) Phát triển, hoàn thiện các ngành và chuyên ngành đào tạo, các chương trình đào tạo ở các trình độ đào tạo trên cơ sở chương trình đào tạo của các trường đại học y dược có uy tín trên thế giới; xây dựng hệ thống giáo trình bảo đảm tính cơ bản, hiện đại theo mô hình bệnh tật và yêu cầu bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe của nhân dân;
d) Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển, hoàn thiện các ngành và chuyên ngành đào tạo, hướng tới các chương trình đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế;
đ) Sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, xây dựng cơ chế quản lý tài chính minh bạch, bảo đảm năng lực tài chính vũng mạnh;
e) Thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học công lập, thông qua các chính sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi để các sinh viên là đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập.
Theo đó, cơ chế hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
- Tự chủ về mở ngành, chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo trình, học liệu, quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ theo chuẩn đầu ra trường đã cam kết;
- Tự chủ quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ y tế, dịch vụ đào tạo theo yêu cầu đặt hàng và nhu cầu xã hội.
thuộc, quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, quyết định ký kết, chấm dứng hợp đồng lao động, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý,...
- Tự chủ về mức thu nhập tăng thêm, sử dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, bảo đảm chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; chủ động trong đầu tư dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, sử dụng tài sản trong liên doanh, liên kết, cho thuê.
Với mục tiêu của đề án trên cũng như mục tiêu phát triển của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cơ chế quản lý tài chính ở Nhà trường cần phải được hoàn thiện theo những phương hướng sau:
Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho phù hợp với những đổi mới trong đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trước hết là những thay đổi trong Luật ngân sách 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chủ trương cơ cấu lại ngân sách nhà nước và tăng cường tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các chính sách, qui định pháp luật khác có liên quan. Do đó, cơ chế quản lý tài chính ở nhà trường phải được điều chỉnh, cập nhật những điểm mới, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường.
Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Rõ ràng là để thực hiện quyết định của Thủ tướng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế hoạt động, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Điều đó đòi hỏi phải có những thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính, mở rộng tự chủ tài chính gắn với tự chủ hoạt động.
Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hướng tới gia tăng, mở rộng và đa dạng hoá các nguồn thu trên cơ sở khai thác tối đa nguồn nhân lực, tài
sản, vị thế của nhà trường, phù hợp với các qui định pháp luật và giải quyết hài hoà lợi ích giữa người học, nhà trường và xã hội. Cơ chế quản lý tài chính phải khuyến khích được sự năng động, sáng tạo, chủ động trong tìm kiếm, gia tăng và mở rộng nguồn thu thông qua đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác của nhà trường, chủ động tìm kiếm, thu hút sinh viên, đối tác, khách hàng.
Do nguồn ngân sách nhà nước đang căng thẳng, nợ công tăng cao, trong khi đó Nhà nước còn phải phân bổ tài chính vào nhiều lĩnh vực khác, việc các trường đại học phải huy động từ nguồn tài chính khác, đặc biệt là các nguồn đóng góp từ phía người học, và các nguồn hợp tác, tài trợ khác để bù đắp chi phí và nâng cao chất lượng đào tại và NCKH là tất yếu.
Quan điểm đa dạng hoá các nguồn tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là phù hợp với quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) chỉ rõ: "Đầu tư cho giáo dục-đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Tích cực huy động các nguồn ngoài ngân sách như học phí, nghiên cứu ban hành các chính sách đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở lao động" [4].
Xuất phát từ các quan diểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và điều kiện tài chính thực tế cũng như mục tiêu phát triển của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, trong thời gian tới cần phải đa dạng hoá các nguồn thu. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá các nguồn thu phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, đặc biệt là phải giải quyết hài hoà mỗi quan hệ giữa người học, nhà trường và xã hội.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, quản lý chặt chẽ các khoản chi.
Mục đích quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng giống như các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, đó là phải đảm bảo tính tiết
kiệm, hiệu quả. Các tổ chức kinh tế dù vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải hướng tới tính hiệu quả. Do đó đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dươc Cần Thơ phải thực hiện nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng nguồn tài chính sao cho thu được lợi ích cao nhất, tốn ít chi phí nhất. Muốn vậy, cơ chế quản lý chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải hướng tới hoàn thiện những mặt sau:
+ Phân bổ nguồn thu tài chính hợp lý cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học và đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Mục tiêu là ưu tiên tài chính cho những ngành, lĩnh vực, khoa quan trọng, có thể tạo sự thay đổi lớn cho nhà trường và có tác động lan tỏa; có chính sách tăng thu nhập cho những giảng viên, cán bộ quản lý có năng lực, có thành tích tốt, khuyến khích giảng dạy tốt và nghiên cứu khoa học; có cơ chế bồi dưỡng xứng đáng cho những cán bộ, giảng viên góp phần tăng nguồn thu, mở rộng nguồn thu, góp phần nâng cao danh tiếng, vị thế của nhà trường, có sáng kiến làm lợi cho nhà trường. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số phòng, ban, khoa được lựa chọn ưu tiên, làm điểm đột phá,...
+ Quản lý chặt chẽ chi thường xuyên và chi đầu tư đảm bảo tiết kiệm, đúng thực tế, tránh lãng phí, tham ô hoặc chi tiêu không gắn với hiệu quả sử dụng
+ Có cơ chế giám sát, kiểm tra chi đúng pháp luật, đúng qui chế quản lý tài chính nội bộ của trường.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ỞTRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ