Chi thanh toán cá nhân

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 144 - 146)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

1 Công trình các khoa

4.3.3.1. Chi thanh toán cá nhân

Đối với chi thanh toán cá nhân, theo quy chế hiện hành của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường được thanh toán tiền lương theo quy định của Nhà nước, dựa trên cơ sở ngạch, bậc lương được hưởng. Các chế độ phụ cấp như phụ cấp chức vujl thâm nhiên, phụ cấp ưu đãi giáo viên trực tiếp giảng dạy,...được chi trả theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra, nhà trường chi phụ cấp trách nhiệm cho một số vị trí cán bộ quản lý, cán bộ Đảng, đoàn thể theo mức hệ số nhân với mức chi cơ bản là 150 nghìn đồng/tháng (cao nhất là hệ số 3,5). Bên cạnh tiền lương, hàng tháng, cán bộ, viên chức nhà trường được hưởng thu nhập tăng thêm, cũng dựa trên cơ sở mức tiền lương. Cuối năm, căn cứ vào tình hình tài chính, cán bộ, viên chức có thể được nhận thu nhập tăng thêm là tháng lương thứ 13.

Cơ chế chi thanh toán cá nhân hiện hành như vậy tuân thủ đúng pháp luật hiện hành có liên quan đến tiền lương. Tuy nhiên, việc chi trả thu nhập tăng thêm và phụ cấp vẫn dựa vào ngạch bậc lương, vị trí việc làm, chức vụ, chưa căn cứ vào hiệu quả làm việc. Nói cách khác, cơ chế chi lương mặc dù có sự phân biệt giữa các cá nhân, nhưng nhìn chung vẫn mang tính hình thức, cào bằng, chưa khuyến khích được người làm việc tốt. Người làm lâu năm, hệ số bậc lương cao, người có chức vụ, bất kể làm tốt hay không đều được hưởng lương cao và thu nhập tăng thêm cao.

Để khuyến khích cán bộ, giảng viên nỗ lực làm việc, cần đổi mới cơ chế trả thu nhập tăng thêm dựa trên thành tích, kết quả công việc, đóng góp cho nhà trường. Cụ thể, cần thay đổi phương pháp tính thu nhập tăng thêm như sau:

Thu nhập tăng thêm hàng tháng = Mức thu nhập tối thiểu tăng thêm x Hệ số ngạch bậc + chức vụ x Hệ số đánh giá hoàn thành công việc. Điểm khác biệt trong công thức tính thu nhập tăng thêm ở trên là đã đưa vào hệ số ngạch bậc và hệ số đánh giá kết quả công việc. Hệ số ngạch bậc

được xếp theo vị trí công việc của cán bộ, viên chức, độc lập với hệ số lương. Điều đó có nghĩa là tùy theo tầm quan trọng của vị trí, công việc, trình độ của cán bộ, viên chức và từ đó là mức độ đóng góp cho công việc chung để tính thu nhập tăng thêm. Hệ số ngạch bậc và chức vụ của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có thể tính như sau:

Hệ số ngạch ậc Hệ số

Viên chức tập sự, viên chức hợp đồng 1,0

Kỹ thuật viên, điều dưỡng cao đẳng và tương đương 1,2

Giảng viên, chuyên viên và tương đương 1,4

PGS-Giảng viên chính, chuyên viên chính và tương đương 1,6 Giáo sư-Giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương 1,8

Hệ số chức vụ Hệ số

Hiệu trưởng 3,0

Phó Hiệu trưởng 2,5

Trưởng Khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương 2,0

Phó Trưởng Khoa, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương 1,6

Trưởng Bộ môn thuộc Khoa, Viện 1,4

Phó Trưởng bộ môn thuộc Khoa, Viện 1,2

Với cán bộ, viên chức làm công tác Đảng, đoàn thể được quy tương đương để tính hệ số.

Bên cạnh hệ số ngạch bậc và chức vụ, thu nhập tăng thêm còn phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc của cán bộ, viên chức. Hệ số đánh giá hoàn thành công việc được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá, bình bầu cán bộ, viên chức hàng tháng của từng đơn vị. Cụ thể:

- Cán bộ, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ (tỷ lệ không quá 30% cán bộ, viên chức): Hệ số 1,5.

- Cán bộ, viên chức hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ: Hệ số 0,5

- Cán bộ viên chức không hoàn thành nhiện vụ: không được hưởng Hàng tháng, các đơn vị tổ chức đánh giá, bình bầu cán bộ, viên chức vào 1 trong 4 nhóm trên. Ngoài các tiêu chí chung do Nhà trường đề ra, mỗi đơn vị có thể đưa ra các tiêu chí riêng, trên cơ sở đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và được sự thống nhất toàn đơn vị.

Bên cạnh phụ cấp giảng dạy, để phát triển đội ngũ giảng viên có năng lực, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải có cơ chế hỗ trợ tài chính cho giảng viên. Ngoài ra, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần xây dựng cơ chế tài chính riêng đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích đặc biệt; các cá nhân, đơn vị có thành tích trong tăng thu, mở rộng nguồn thu để khuyến khích, động viên các cá nhân, đơn vị xuất sắc.

Cuối năm, căn cứ vào tình hình tài chính, nhà trường hiện chi thêm tháng lương thứ 13 cho cán bộ, viên chức. Tuy nhiên, cách chi hiện nay cũng cào bằng, chưa căn cứ vào đóng góp của cá nhân, đơn vị. Do đó, trường cần điều chỉnh cơ chế tài chính theo hướng thu nhập tăng thêm cuối năm cũng phải dựa trên ngạch bậc, chức vụ và kết quả làm việc như thu nhập tăng thêm hàng tháng. Ngoài ra, cần nghiên cứu tính toán đưa đánh giá về kết quả công tác của các đơn vị vào hệ số thu nhập tăng thêm cuối năm. Chẳng hạn, nếu trong năm khoa dược có nhiều thành tích, hoàn thành tốt công việc, tạo ra nhiều nguồn thu cho nhà trường, thì thu nhập tăng thêm cuối năm của cán bộ, viên chức của khoa sẽ cao hơn các đơn vị khác. Cách làm cũng tương tự như đánh giá cán bộ, viên chức hàng tháng của các đơn vị, nhưng ở đây là đánh giá kết quả năm của cả đơn vị. Để làm việc này, cần thành lập hội đồng đánh giá và xây dựng tiêu chí rõ ràng, do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng.

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w