- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
1. Khoa học xã hội,
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nộ
gia Hà Nội
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội trước đây là trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Trường được thành lập năm 1955 trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Năm 1993, Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 3 trường đại học lớn ở Hà Nội là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ, do đó, được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhận thực được vai trò của việc xác lập cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động của nhà trường, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính [71].
*Cơ chế huy động nguồn thu
Cũng như các trường đại học công lập khác, ngân sách nhà nước là một nguồn tài chính quan trọng của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Nguồn ngân sách nhà nước cấp gồm kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên, sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;...
Bên cạnh nguồn từ ngân sách, trường cũng tích cực tìm kiếm và huy động các nguồn thu khác. Quan trọng nhất là nguồn thu từ học phí. Số thu học phí tăng đều qua các năm, từ 9,8 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 17 tỷ đồng năm 2013 và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Vì thế, nguồn thu để lại cũng tăng, tạo điều kiện cho trường có nguồn chi cho giảng dạy, nghiên cứu và bổ sung thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên [71].
Ngoài nguồn thu học phí, trường cũng có các khoản thu khác từ hoạt động nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên nhận được nguồn viện trợ từ bên ngoài. Năm 2012 được viện trợ 592 tỷ đồng. Năm 2013 được viện trợ 2,2 tỷ đồng [71].
Nhà trường đã sử dụng các nguồn lực có sẵn như điều kiện vật chất, đội ngũ giảng viên để thực hiện da dạng hóa loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình thức đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo với nước ngoài. Nhờ đó, qui mô và chất lượng đào tạo tăng lên, đồng thời tạo thêm được nguồn thu cho trường.
*Cơ chế quản lý chi:
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội rất quan tâm đến việc xác lập cơ chế quản lý chi để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính. Là đơn vị tài chính cấp 2 hạch toán độc lập, trường được giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên theo Luật ngân sách 2002, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, thông tư số 71/2006 của Bộ Tài chính, thông tư số 81/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Với nguồn tài chính được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp ngày càng tăng, nhà trường có cơ chế phân bổ tài chính tập trung tăng tỷ trọng chi cho hoạt động giảng dạy và học tập, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng qui mô đào tạo ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao. Nhờ thực hiện tự chủ tài chính, tiết kiệm chi, trường có nguồn quỹ để bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức theo nguyên tắc cá nhân, đơn vị có thành tích, có nhiều đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì sẽ được phân bổ thu nhập tăng thêm cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế.
Thứ nhất, mặc dù nguồn thu tăng lên nhưng còn chưa nhiều và chưa đa dạng. Nguồn thu chủ yếu vẫn là dựa vào ngân sách nhà nước cấp và thu học phí, lệ phí. Các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng dịch vụ, viện trợ,...rất thấp. Việc không chế trần học phí ở mức thấp khiến cho học phí chưa thể bù đắp được chi phí giảng dạy, gây khó khăn về nguồn thu để đầu tư cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, cơ chế quản lý chi phân bổ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu khoa học còn thấp, dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được đẩy mạnh.
Thứ ba, chưa có cơ chế thực hiện kiểm soát nội bộ thường xuyên nên quá trình kiểm soát thu, chi, phân phối các quỹ còn chưa thật hiệu quả.