Xu hƣớng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 118 - 120)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

H nh 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016.

4.1.1. Xu hƣớng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt". Trong những năm qua, hệ thống các trường đại học ở Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, mạng lưới mở rộng, nhiều trường đại học mới hình thành và phát triển, trong đó có Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Chất lượng đào tạo đại học cũng có những cải thiện bước đầu theo hướng hội nhập quốc tế, cập nhật kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới. Cơ sở vật chất cho đào tạo đại học được cải thiện. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 24/2015/TT- BGDĐT ban hành quy chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, trong đó quy định chi tiết nhiều chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất, số lượng, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo...

Quy chuẩn quốc gia là cơ sở để đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng các chính sách phù hợp với các tiêu chuẩn này. Đây là các tiêu chuẩn tối thiểu mà các cơ sở giáo dục đại học phải đạt được nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Nếu so với tiêu chuẩn, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích

phòng học, diện tích khuôn viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên,... Hệ thống giáo dục đại học thể hiện sự mất cân đối về nhiều mặt: mất cân đối giữa qui mô tăng nhanh nhưng tỷ lệ sinh viên/dân số vẫn thấp; giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu ngày càng cao của xã hội; mất cân đối giữa đào tạo đại học với các trình độ khác; mất cân đối giữa các ngành đào tạo, có ngành thừa nhưng vẫn đào tạo nhiều trong khi ngành thiếu thì lại ít đào tạo; giữa các vùng miền, khi các trường đại học tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các vùng miền núi, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long còn ít trường đại học; mất cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Để khắc phục những hạn chế của giáo dục đại học, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ giáo dục. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã chỉ rõ phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đối với giáo dục đại học, phải đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích cạnh tranh trong giáo dục. Xu hướng trong đổi mới giáo dục đại học là:

- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của các trường, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các trường. Tạo ra môi trường năng động, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác giữa các trường trong thu hút sinh viên, đào tạo và nghiên cứu khoa học, liên kết và hợp tác quốc tế, mở rộng các hoạt động ngoài đào tạo,...

- Tăng cường hội nhập quốc tế, cập nhật nội dung chương trình, phương pháp đào tạo theo chuẩn mực thế giới. Các trường phải chủ động đổi mới giáo trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo. Đào tạo lại đội ngũ giảng viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ làm việc,...

- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong đó phân biệt rõ các trường đại học có định hướng nghiên cứu và các trường có định hướng thực hành, gắn kết các trường đại học với các doanh nghiệp và cộng đồng.

Những yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với cơ chế quản lý tài chính ở các trường, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w