Hệ thống trƣờng đại học công lập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 38 - 41)

Trường đại học công lập là các trường do Nhà nước thành lập, cấp kinh phí hoạt động và quản lý. Theo Luật giáo dục 2012, “cơ sở giáo dục đại học công lập” là cơ sở “do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm chi thường xuyên”. Như vậy, có thể hiểu trường đại học công lập là trường đại học do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu và đảm bảo tài chính tùy theo mức độ tự chủ và xã hội hóa nguồn lực của trường.

Các trường đại học công lập ở nước ta đã trải qua quá trình hình thành và phát triển từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay. Trường đại học đầu tiên ở nước ta là Trường đại học quốc gia Việt Nam, hình thành trên cơ sở kế thừa mô hình đào tạo của Trường đại học Đông Dương thời Pháp thuộc, với giảng viên là các giáo sư, nhân sĩ, trí thức nổi tiếng của Đại học Đông Dương và một số cơ sở đào tạo khác như các giáo sư Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, luật sư Vũ Đình Hòe, các học giả Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy,…các nhà cách mạng như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,…Trải qua quá trình phát triển, đến nay, hệ thống các trường đại học nói chung, các trường đại học công lập nói riêng đã có phát triển thành một hệ thống gồm nhiều trường với qui mô khác nhau. Tính đến tháng 7/2014, cả nước đã có 472 trường đại học, cao đẳng, vượt cả chỉ tiêu qui hoạch mạng lưới trường đại học tới năm 2020. Chỉ tính trong giai đoạn 2007-2013, đã có tới 133 trường đại học, cao đẳng mới được thành lập, trong số đó có 108 trường được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng hoặc cao đẳng

lên đại học [12]. Trong số này, chỉ có một số là đại học dân lập, tư thục còn phần lớn là các trường đại học công lập trung ương và địa phương. Tuy nhiên, hiện nay phân bổ các trường đại học, các ngành đào tạo, các vùng chưa hợp lý. Phần lớn các trường tập trung vào các thành phố, trung tâm kinh tế lớn, chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều trường tập trung đào tạo các ngành kinh tế, kinh doanh, tin học, trong khi đó các ngành kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc lại được ít trường đào tạo

Cho đến nay, sự phát triển của các trường đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học công lập nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cả về số lượng và chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể:

Qui mô đào tạo của các trường đại học công lập mặc dù tăng nhanh nhưng tỷ lệ người dân qua đào tạo đại học vẫn còn thấp. Tỷ lệ sinh viên vào đại học, cao đẳng của nước ta chỉ khoảng khoảng 25% trong khi của Trung Quốc là 30%, Hàn Quốc là 97%, Úc là 86%, Malaysia 37% [58].

Chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng sinh viên rỗng kiến thức, ra trường không làm được việc còn phổ biến. Hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những cơ hội và thách thức rất lớn, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng lên. Hầu hết sinh viên kiến thức được đào tạo còn lạc hậu, nặng về lý thuyết, kém kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, còn thụ động trong công việc, chưa hòa nhập được với các chuẩn mực, môi trường làm việc quốc tế.

Các trường đại học công lập đang thể hiện sự mất cân đối về nhiều mặt: Một là, mất cân đối giữa đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội. Đào tạo đại học chưa gắn với nhu cầu xã hội, chưa đào tạo cái xã hội cần mà mới tập trung đào tạo cái trường đại học có và có thể tuyển sinh. Đào tạo xong

sinh viên ra trường không có các kiến thức, kỹ năng làm việc cần thiết dẫn đến vừa thiếu cử nhân, kỹ sư làm được việc nhưng thừa hàng trăm ngàn cử nhân không làm được việc, thất nghiệp, phải đào tạo lại.

Hai là, mất cân đối giữa các ngành đào tạo. Một số ngành được mở rộng đào tạo vượt quá nhu cầu của nền kinh tế, trong khi nhiều ngành quan trọng lại khó tuyển sinh. Các ngành đào tạo được ưa chuộng, số lượng lớn là các ngành kinh tế, tài chính, luật,...trong khi các ngành kỹ thuật, công nghệ làm nền tảng cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa lại chiếm tỷ trọng thấp, khó thu hút sinh viên giỏi.

Ba là, mất cân đối về phân bố các cơ sở đào tạo đại học theo vùng – miền. Các trường đại học, cao đẳng chủ yếu tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi các địa phương khác thiếu các trường đại học. Một số trường đại học địa phương mới hình thành hoặc mới nâng cấp từ các trường cao đẳng chất lượng chênh lệch lớn với các trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bốn là, mất cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo trên giảng đường và cọ sát thực tiễn. Sinh viên và giảng viên ít có môi trường thực hành, ít được cọ sát thực tiễn dẫn đến hiểu biết về thực tiễn, các kỹ năng thực tiễn yếu. Đào tạo mới chú trọng trang bị lý luận cơ bản nhưng thiếu quan tâm đào tạo kỹ năng mềm cần thiết trong thực tiễn như thuyết trình, đàm phán, giao tiếp, làm việc nhóm, tin học,...thậm chí cả các kỹ năng cần thiết khi xin việc như viết CV, đơn xin việc, trả lời phỏng vấn...

Năm là, mất cân đối giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ khác. Hệ thống giáo dục đạo học chủ yếu tập trung vào đào tạo, năng lực và kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Nhiều giảng viên không hoặc ít nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu khoa học còn mang tính tự phát, thiếu định hướng, thiếu bài bản, ít gắn kết với doanh nghiệp, với nhu cầu xã hội. Các trường đại học chưa trở thành cái nôi của nghiên cứu và triển khai khoa

học - công nghệ, chưa nuôi dưỡng hình thành các startups- khởi nghiệp công nghệ. Các trường cũng chưa vận hành như doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ dựa trên năng lực của mình như tư vấn, nghiên cứu theo hợp đồng,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các trường đại học

Một phần của tài liệu LA Cao Thanh Van PBK - 12_2_2018 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w