CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 25 - 32)

- Nghiên cứu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Ấn Độ:

Cuốn “Ấn Độ hôm qua và hôm nay” (1995) [34], Phó tiến sĩ Đinh Trung Kiên, và cuốn: “Ấn Độ xưa và nay” (1997) [43] là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả trong đó Cao Xuân Phổ và Trần Thị Lý chủ biên gồm 348 trang đã giới thiệu khái quát về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và quá trình xây dựng nước Cộng hòa Ấn Độ. Đặc biệt, cả hai ấn ph m đều nhấn mạnh đến những thành tựu về chính trị, kinh tế và văn hóa mà nhân dân Ấn Độ đã giành được sau hơn 40 năm kể từ khi độc lập; chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết của Ấn Độ và quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đến năm 1995.

Giáo sư Vũ Dương Ninh với cuốn “Lịch sử Ấn Độ” (1996) [42] với 5 chương và 204 trang. Tác ph m giới thiệu về đất nước, con người và nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ; khái quát về lịch sử Ấn Độ thời cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại: Ấn Độ từ một thuộc địa trở thành quốc gia độc lập và bắt tay vào xây dựng đất nước phồn vinh thể hiện qua các kế hoạch 5 năm; quan hệ Việt - Ấn trong lịch sử. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu sâu có giá trị toàn diện nhất về lịch sử Ấn Độ cho đến nay tại Việt Nam.

Cuốn “Ấn Độ qua các thời đại” (1986) [27] của tác giả Nguy n Thừa Hỷ, 154 trang giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử, nền văn hóa, phong tục tập quán của Ấn Độ. Đặc biệt, tác giả miêu tả các cuộc đấu tranh, những vị anh hùng qua các thời kỳ của lịch sử phát triển của Ấn Độ.

Tác giả Nguy n Công Khanh với cuốn “Jawaharlal Nehru tiểu sử và sự nghiệp” (2001) [32] giới thiệu những nét chính về tiểu sử và những cống hiến của J. Nehru cho phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.

- Nghiên cứu về độc lập dân tộc và những chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng... mà Ấn Độ triển khai để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc:

Cuốn chuyên khảo “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” (2015) do Nguy n Hoàng Giáp, Nguy n Thị Quế, Mai Hoài Anh đồng chủ biên. [30]. Ấn ph m gồm 4 chương, cung cấp cho bạn đọc những luận giải về lý luận, thực ti n của mối quan hệ giữa độc lập dân tộc, tự chủ và hội

nhập quốc tế; kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này ở một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Liên bang Nga, các nước Trung - Đông Âu và SNG và các nước ASEAN; thực ti n xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra các quan điểm định hướng và một số kiến nghị nhằm xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020. Cùng vấn đề này, tác giả Thái Văn Long với ấn ph m “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa”(2006) [36]. Cuốn sách gồm 4 chương dài 275 trang giúp cho độc giả hiểu được những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các nước đang phát triển; những lực lượng chính tham gia đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc hiện nay; những nội dung cơ bản về đấu tranh vì độc lập dân tộc của các nước đang phát triển.

Tác giả Phan Văn Rân và Nguy n Hoàng Giáp với cuốn “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (2010) [49]. Công trình đã luận giải vấn đề độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trên cơ sở phân tích những vấn đề và thực ti n về chủ quyền quốc gia dân tộc, về toàn cầu hóa và những tác động của nó đối với chủ quyền quốc gia dân tộc, từ đó các tác giả làm rõ một số những nội dung mới và cấp thiết đối với chủ quyền quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ấn ph m cũng đưa ra quan điểm của Việt Nam về chủ quyền quốc gia dân tộc và thực ti n bảo vệ quốc gia dân tộc của Việt Nam và một số nước. Đây là tài liệu hữu ích để tác giả có thể tham khảo và đối sánh trường hợp của Ấn Độ với Việt Nam và các nước đang phát triển.

Cũng viết về những cải cách kinh tế của Ấn Độ, tác giả Lê Nguy n Hương Trinh với cuốn “Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách” (2005) [69] với 3 chương, 223 trang. Ngoài việc phân tích những cơ sở lý luận và thực ti n về vai trò của ngoại thương và chính sách ngoại thương trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, tác giả tập trung phần lớn nội dung cuốn sách trình bày về sự chuyển hướng trong chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách và sự phát triển của chính sách này trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đầu tư, tài chính và ngân hàng cũng như ý nghĩa của việc cải cách chính sách ngoại thương đối với nền kinh tế Ấn Độ.

Luận án tiến sĩ lịch sử: “Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1992” (2011) [9], Lê Thế Cường nghiên cứu về mối quan hệ Ấn Độ - Liên Xô thời kỳ 1947 - 1991 từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam, góp phần lý giải những đặc trưng, vai trò và tác động của mối quan hệ Ấn Độ - Liên Xô đối với sự phát triển của mỗi nước, với quốc tế và khu vực... Trên cơ sở đó góp phần nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích dân tộc nước lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004” (2006) [13] của tác giả Hoàng Thị Điệp đã khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước năm 1986; quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước từ năm 1986 - 2004 trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục; những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và triển vọng của mối quan hệ này.

“Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh” (2014) [54], là Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Nguy n Trường Sơn, nghiên cứu về sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh với Đông Á và quan hệ của quốc gia này với các nước Đông Á trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, y tế, giáo dục, văn hóa... Đồng thời, luận án cũng phân tích quan hệ Ấn Độ và Việt Nam trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về đặc điểm trong quan hệ Ấn Độ với Đông Á, những thuận lợi, thách thức trong việc thúc đ y mối quan hệ này và triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Đông Á. Cùng tác giả có cuốn “Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ” (2015) [55]. Với 248 trang, tác giả đã trình bày khái quát các khía cạnh về chiến lược hướng Đông của Ấn Độ, những mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á. Công trình cũng phân tích những đặc trưng, bản chất của mối quan hệ đa dạng, phức tạp của khu vực trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; quan hệ Ấn Độ - Việt Nam cùng tiềm năng và triển vọng to lớn của hai nước trong thời gian tới.

Luận án tiến sĩ lịch sử “ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ” (2011) của tác giả Võ Xuân Vinh [79]. Với 3 chương, 221 trang, tác giả đã phân tích chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và phân tích các nội dung cơ bản của Chính sách hướng Đông. Luận án đưa ra những đánh giá về vai trò, đóng góp của ASEAN đối với Chính sách hướng Đông qua các giai đoạn phát triển

và tác động đến Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong các lĩnh vực. Tác giả cũng phát triển luận án tiến sĩ này và cho ra đời cuốn sách cùng tên được nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2013 dày 348 trang. Đây cũng là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo có ý nghĩa đối với các học giả nghiên cứu về Ấn Độ.

Luận án tiến sĩ “Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950-1964” (2014) [68]. Với 187 trang, tác giả Nguy n Đức Toàn đã trình bày những nhân tố tác động đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964; nội dung củng cố và những nhận xét về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.

Tác giả Trần Nam Tiến (chủ biên), Nguy n Tuấn Khanh, Võ Minh Tập (2016) với cuốn “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới” [67] dài 383 trang Công trình nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI; tìm hiểu mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trong lịch sử và hiện tại; phân tích lợi ích và sự can dự của Ấn Độ với Biển Đông; thành tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao “Quan hệ Ấn Độ - Pakistan và tác động đến an ninh khu vực Nam Á” (2002) [7] đã làm rõ mối quan hệ lịch sử giữa Ấn Độ và Pakistan với những tồn tại và hệ lụy trong lịch sử. Đề tài cung cấp cho độc giả những thông tin về mối quan hệ phức tạp này bắt nguồn từ vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan ở khu vực Kashmir. Đây chính là yếu tố cản trở việc bình thường hóa quan hệ hai nước và dẫn đến 3 cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước vào các năm 1947, 1965 và 1971, đồng thời cũng gây ra bầu không khí bất ổn về chính trị - an ninh ở Nam Á. Cũng chính sự bất hòa này khiến cho các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc tranh thủ những căng thẳng giữa hai nước để phục vụ cho lợi ích riêng của mình.

Ngô Xuân Bình (chủ biên) với cuốn “Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020” (2013) [3]. Ấn ph m cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, hệ thống chính trị của Ấn Độ và đặc biệt là phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Ấn Độ. Từ đó, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế

thế giới. Phần cuối của ấn ph m, các tác giả đưa ra dự báo về triển vọng của Ấn Độ đến năm 2020. Cùng tác giả, còn có cuốn “Thúc đ y quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới” (2012) [4] và cuốn “Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối liên hệ trong lịch sử và hiện tại” (2013) là tập hợp các bài tham luận hội thảo quốc tế về Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Quan hệ Việt Nam - Tây Nam Á và Quan hệ Ấn Độ - Tây Nam Á trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

PGS.TS Phạm Thái Quốc (chủ biên) với cuốn “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nước Đông Á” (2013) [46], với 355 trang và 3 chương. Với lối trình bày khoa học, d hiểu, cuốn sách đã phác họa chân thực về bối cảnh quốc tế và khu vực những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tác động của sự trỗi dậy này đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á. Qua đó, tác giả đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc đối phó với những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng viết về sự phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc, tác giả còn có cuốn “Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ” (2008) [47].

Ngoài ra còn có một số lượng lớn các bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Ấn Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu Trung Quốc… Tiêu biểu là những bài viết sau: “Hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan”, Đặng Văn Hùng, Nghiên cứu quốc tế (2004), số 1, tr.78- 85; “Ấn Độ và cuộc chạy đua vào không gian”, Tạp chí Thông tin khoa học kỹ thuật và bưu điện (2007), số 9, tr.30-31; “Thăng trầm trong quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ”, Đỗ Trọng Quang, Châu Mỹ ngày nay (2007), số 8, tr.21-28; “Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Ấn Độ”, Nguy n Văn Lịch, Tạp chí Lao động và xã hội (2008), số 3, tr.18-20; “Trung Quốc và Ấn Độ đổi mới công nghệ để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu”, Trần Văn Tùng, Nghiên cứu kinh tế (2009), số 1, tr.66-77; “Sự cạnh tranh vị thế giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Châu Phi những năm đầu thế kỷ XXI”, Trần Bách Hiếu, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (2009), số 11, tr.12- 18; “Những thành tựu văn hóa - xã hội của 20 năm cải cách ở Ấn Độ (1991-2011)”, Văn Ngọc Thành, Nguy n Thị Hoa, Nghiên cứu Đông Nam Á (2011), số 9, tr.74-81; “Ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ tới phong trào đấu tranh

giành độc lập ở Miến Điện trong những năm đầu thế kỷ 20”, Đào Tuấn Thành, Nghiên cứu Đông Nam Á (2011), số 9, tr.16-25; “Ấn Độ với phong trào không liên kết”, Nguy n Quốc Hùng, Nghiên cứu Đông Nam Á (2011), số 11, tr.24-30; “Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ, và Ấn Độ ở Mianma: Thực trạng và triển vọng”, Trần Khánh, Nghiên cứu quốc tế (2012), số 12, tr.131-153; “Kinh tế Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu”, Lê Hải Vân, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (2012), số 381, tr.39-42; “Viện trợ chính thức của Nhật Bản cho Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2011”, Hoàng Minh Hoa, Nguy n Văn Sang, Nghiên cứu Đông Bắc Á (2012), số 4, tr.32-40; “Quan hệ Australia - Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ 21, Đỗ Thanh Hà, Nghiên cứu quốc tế (2012), số 12, tr.185-204...Bên cạnh những ấn ph m đã được in ấn, phát hành còn có các luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Lịch sử thế giới nghiên cứu về Ấn Độ nổi bật là những công trình sau: Lưu Thị Mai Hương với đề tài “Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI” (2013) [24]. Phân tích những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI, tác giả đề cập đến những nét chính của bối cảnh quốc tế và trong nước di n ra trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Dựa trên bối cảnh đó, tác giả xem xét sự trỗi dậy của Ấn Độ đạt được trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế. Đánh giá những tác động của sự trỗi dậy mạnh mẽ này đến thế giới và Việt Nam. Tác giả Lục Minh Tuấn với đề tài “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011)” (2012)

[67]. Luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực ti n hình thành quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ từ trước thế kỷ XXI và những thập niên đầu thế kỷ XXI. Tìm hiểu sự tăng cường nhận thức về vai trò của mỗi nước trong chính sách đối

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 25 - 32)