Khái quát quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ từ khi giành độc lập (1947) đến trƣớc năm

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 59 - 65)

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

2.3.2.Khái quát quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ từ khi giành độc lập (1947) đến trƣớc năm

* Trên lĩnh vực kinh tế:

Kể từ khi giành độc lập năm 1947 đến năm 1991, Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận Chủ nghĩa xã hội, thực hiện chiến lược phát triển theo mô hình của Liên Xô, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đóng cửa, tự cung tự cấp, nhưng có sự quản lý trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước, Chính phủ quản lý chặt chẽ lĩnh vực kinh tế tư nhân thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thành phần kinh tế nhà nước nắm những ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng. Kinh tế tư nhân chỉ tham gia vào một số lĩnh vực nhất định và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước thông qua các đạo luật nhằm ngăn chặn xu hướng tập trung hóa dẫn tới tư bản độc quyền. Ấn Độ chủ chương đ y mạnh công nghiệp hóa, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Thủ tướng J.Nehru cho rằng công nghiệp nặng là điều kiện cơ bản cho công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp nhẹ được phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng mọi tiêu dùng trong nước. Với đường lối độc lập, tự lực cánh sinh, Ấn Độ thực hiện chính sách đóng cửa và chính sách thay thế nhập kh u. Nông nghiệp cũng được ưu tiên phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp. Tất cả các chiến lược phát triển cụ thể được xây dựng thông qua các Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm. Mô hình phát triển trên đã giúp Ấn Độ đứng vững trong

những năm 50 và 60 của thế kỷ XX đầy khó khăn và thử thách, xây dựng được một nền kinh tế đồng bộ với một mạng lưới công nghiệp khá hoàn chỉnh, có khả năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu trong nước, từ hàng tiêu dùng đến thiết bị máy móc. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập người dân không ngừng tăng. Đặc biệt, Ấn Độ phát huy tiềm năng trong nước với ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, tạo sự phát triển hài hòa và là nền tảng cho cuộc “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng” sau này.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, cùng với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế Ấn Độ có xu hướng tụt hậu và tỏ ra không còn phù hợp với tình hình mới. Những mặt hạn chế của nền kinh tế bao cấp đã làm cho kinh tế Ấn Độ phát triển chậm, kém năng động và tụt hậu so với nhiều nước vốn thua kém về tiềm năng và trình độ khoa học kỹ thuật. Về công nghiệp, từ vị trí thứ 10 thế giới (1955) đã tụt xuống đứng thứ 20 thế giới vào năm 1973. Trước tình hình đó, Ấn Độ đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách kinh tế: Tháng 12/1973, Ấn Độ công bố chính sách nới lỏng việc cấp giấp phép công nghiệp, cho phép các nhà công nghiệp lớn và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhóm A (chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước); tháng 10/1975, Ấn Độ công bố chính sách nới lỏng thêm một bước việc cấp giấy phép, bỏ việc cấp giấy phép 21 ngành và cho phép mở rộng công suất nhà máy không hạn chế đối với 30 ngành khác. Trong giai đoạn này, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế Ấn Độ đã bộc lộ những nhược điểm không nhỏ. Giá thành sản xuất cao mặc dù tiền công lao động thấp. Năng suất lao động, chất lượng sản ph m và hiệu quả sản xuất thấp. Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sức sản xuất, không phát huy được tính năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước phải phục vụ quá nhiều các mục tiêu chính trị, xã hội và chịu sự can thiệp quá sâu của chính phủ nên hoạch toán, kinh doanh kém hiệu quả. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, Thủ tưởng Indira Gandhi đã tiến hành cải cách kinh tế mạnh mẽ. Ngoài việc nới lỏng việc cấp phép, chính phủ còn điều chỉnh Luật Hạn chế độc quyền và thương mại (MRTP), nâng mức giới hạn tài khoản của công ty từ 200 triệu Rupee lên 01 tỷ Rupee; điều chỉnh Luật Kiểm soát ngoại hối (FERA); điều chỉnh chính sách ngoại thương.... Vì vậy, nền kinh tế Ấn Độ từng bước khởi sắc. Tuy nhiên,

những cải cách của Thủ tướng I.Gandhi đã đụng chạm đến quyền lợi của một số tập đoàn tư bản trong nước vốn được nhà nước bảo hộ và sự phản kháng của họ đối với công cuộc cải cách này rất dữ dội. Do đó, chỉ sau 2 năm cải cách (1985 - 1987), nền kinh tế Ấn Độ lại rơi vào trì trệ. Khu vực sở hữu nhà nước phình to đi đôi với hệ thống bao cấp nặng nề thông qua hàng loạt các hình thức từ bao cấp tài chính đến lương công chức cao, lợi tức thấp... là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém hiệu quả của khu vực này. Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn đầu tư công nghiệp nhà nước cũng thấp hơn nhiều so với công nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ. Trước tình hình đó, tháng 6/1988, Ấn Độ công bố chính sách cấp giấy phép cho các công trình đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, lạc hậu; đồng thời có những chính sách ưu đãi thuế cho các công trình này. Đến năm 1990, Ấn Độ triển khai Chính sách công nghiệp chú trọng hơn tới đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất cho xuất kh u.

* Trên lĩnh vực chính trị:

Sau khi độc lập, Ấn Độ đã thực hiện một loạt chính sách, cải cách từ chính trị đến kinh tế, xã hội nhằm củng cố nền độc lập, xây dựng một hệ thống chính trị hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế, thúc đ y công bằng và dân chủ. Ngày 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ và ban hành Hiến pháp mới, trong đó quy định, Nhà nước Ấn Độ tổ chức theo hình thức “liên bang” và chế độ “dân chủ đại nghị” với hai viện Thượng viện (Viện liên bang) và Hạ viện (Viện Nhân dân); Tổng thống là nguyên thủ quốc gia; Thủ tướng đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp năm 1950 cũng quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền bang và vùng lãnh thổ liên bang, cũng như vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thống, Thủ tướng và nhân dân…. Tiếp đó, để kiện toàn nền chính trị chính thể Cộng hòa, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tổng tuyển cử, trong đó cuộc Tổng tuyển cử năm 1957 được đánh giá và trong suốt giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1991, chính đảng Đảng Quốc đại giữ phần lớn thời gian cầm quyền vì thế đảm bảo được tính xuyên suốt quá trình lãnh đạo đất nước củng cố nền độc lập. Công cuộc cải cách hành chính năm 1956 đạt được thành công lớn khi đã thay đổi cách phân chia đơn vị hành chính phức tạp trước kia bằng việc thiết lập nên 14 bang mới và các khu vực tự trị. Qua đó dấu vết

còn lại của chế độ thực dân Anh duy trì trên đất Ấn dần xóa bỏ, tạo nền tảng cho quá trình hoàn thiện các đơn vị hành chính sau này. Đặc biệt, Ấn Độ đã đấu tranh, từng bước thu hồi các vùng lãnh thổ thuộc Pháp và Bồ Đào Nha chiếm đóng; sáp nhập vùng Sikkim vào Ấn Độ. Đây là những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.

* Trên lĩnh vực ngoại giao:

Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và tự lực tự cường, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu nghị với tất cả các nước. Thời kỳ trước Chiến tranh lạnh, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia, tích cực đi đầu và ủng hộ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc của nước thuộc địa ở châu Phi và châu Á, cũng như giải trừ quân bị, bảo vệ hòa bình, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc… Thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ luôn giữ vai trò trung lập, không tham gia khối phương Tây do Mỹ lãnh đạo, cũng không tham gia khối Xô Viết do Liên Xô lãnh đạo, đóng góp tích cực vào việc phát huy vai trò của các nước chậm phát triển và đang phát triển, đặc biệt Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết. Với các nước láng giềng, Ấn Độ luôn nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong vấn đề biên giới, lãnh thổ nhưng trên thực tế mối quan hệ giữa Ấn Độ - Pakistan, Ấn Độ - Trung Quốc vẫn rất căng thẳng. Sau chiến tranh Trung - Ấn (1962) và chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1965), Ấn Độ từng bước điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình theo hướng “thân Liên Xô” coi Liên Xô là chỗ dựa và thúc đ y quan hệ khăng khít hơn với Liên Xô bằng “ Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và hợp tác Xô - Ấn” (1971). Thêm vào đó, Chính phủ Ấn Độ ngày càng tăng cường mối quan hệ của Cộng hòa Ấn Độ với các vương quốc chiến lược trên dãy Himalaya. Với Sikkim, Ấn Độ thi hành chính sách bảo hộ và thắt chặt quan hệ thân hữu để đến năm 1975 sáp nhập nó thành bang thứ 22 của Ấn Độ. Còn với Bhutan và Nepal, Ấn Độ thực hiện đối ngoại thân hữu bằng cách công nhận nền độc lập và tăng cường giúp đỡ, viện trợ cho bạn để chấp nhận quan điểm đối ngoại của mình.

*Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng:

Nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh an ninh, quốc phòng đối với sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, kể từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ tập

trung tăng cường xây dựng và củng cố trên nhiều phương diện khác nhau. Một mặt, tăng cường an ninh biên giới phía Bắc trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc, mặt khác không ngừng đầu tư trang bị quốc phòng hiện đại và vững mạnh đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới khi những tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống vùng Tây - Nam của Trung Quốc biểu hiện rõ nét hơn. Theo yêu cầu của Bộ trưởng quốc phòng, tháng 2/1951, Ủy ban Quốc phòng Biên giới phía bắc và đông bắc của Ấn Độ được thành lập. Theo đệ trình của Ủy ban này lên chính phủ, cần tổ chức lại và mở rộng lực lượng bán vũ trang dân sự, hệ thống thông tin liên lạc và các trạm thông tin. Tiếp đó, năm 1953, Cục Hành chính biên giới Ấn Độ (IFAS) cũng được thành lập trong Bộ ngoại giao để quản lý các cơ quan biên giới phía bắc của Ấn Độ. Sau thất bại trong cuộc chiến Ấn - Trung năm 1962, Ấn Độ đ y mạnh việc tăng cường sức mạnh quân đội và coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh duy nhất. Trong giai đoạn này, Ấn Độ trang bị cho không quân 104 máy bay Toofani (mua từ Pháp), 182 máy bay Hunters và 80 máy bay ném bom Canberrra từ Mỹ, 16 máy bay vận tải AN-12s và 26 trực thăng chiến đấu Mi-4 của Liên Xô. Ngoài ra còn có 230 máy bay Vampaire được Anh cấp phép sản xuất tại Ấn Độ [68,103]. Những nỗ lực nhằm củng cố tiềm lực quốc phòng còn được thể hiện ở việc mua lại bản quyền rồi tự sản xuất những vũ khí, thiết bị quân sự cũng đã được Ấn Độ triển khai. Đặc biệt, ngày 18/5/1974, Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên, một quả bom nhiệt hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản. Sự kiện này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ 6 trên thế giới.

* Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Về văn hóa - xã hội, Ấn Độ có những bước đi ban đầu trong giải quyết vấn đề nhạy cảm và phức tạp về ngôn ngữ, cũng như tâm lý hòa nhập của các bộ lạc vào dòng chủ lưu chính trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”.

Ngay sau khi giành độc lập (1947), chính phủ nhận thấy rằng vấn đề thống nhất quốc gia dân tộc, trước hết là một vấn đề về ngôn ngữ là một thách thức lớn nhất đối với Ấn Độ trong thời kỳ đầu của nền độc lập. Bởi lẽ, nếu không giải quyết căn bản sẽ dẫn đến những trở ngại trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục và đặc biệt là vấn đề tiếp cận chính trị. Nhận thức được điều đó, chính phủ Ấn Độ tiến

hành pháp lý hóa ngôn ngữ. Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 công nhận 14 ngôn ngữ chính thức bên cạnh hàng trăm ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức của liên bang và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của đất nước trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, điều này gặp phải sự phản đối của các bang ở miền Nam vốn không coi tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức như Tamil Nadu, Tây Bengal, Andhra Pradesh, nhiều cuộc biểu tình đã di n ra ở các bang này. Trước tình hình đó, ngày 10/5/1963, Quốc hội đã ban hành Luật Ngôn ngữ chính thức, trong đó tiếp tục cho phép sử dụng tiếng Hindi và tiếng Anh vào các mục đích chính thức. Theo đó, tiếng Anh và tiếng Hindi được sử dụng cho các nghị quyết, các điều luật, thông báo hành chính, hoặc thông báo báo chí phát hành từ Trung ương hoặc các Bộ, Sở, văn phòng, các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế...Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa tạo ra chuyển biến mới trong cuộc tranh luận về ngôn ngữ quốc gia ở Ấn Độ. Đến năm 1967, Luật Ngôn ngữ mới trên cơ sở sửa đổi Luật ngôn ngữ chính thức năm 1963 được thông qua với sự ủng hộ của các bang ở khu vực miền Nam. Đến thời điểm này, Chính phủ Ấn Độ về cơ bản đã có bước đi quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ tại đất nước đa dạng về văn hóa này.

Tiếp đó, Chính phủ Ấn Độ tiến hành hội nhập các bộ lạc trên cở sở bảo tồn những di sản xã hội và nền văn hóa phong phú của các bộ lạc. Thủ tướng J.Nehru khẳng định rằng: “Vấn đề đầu tiên của chúng ta phải làm ở các bộ lạc là truyền cảm hứng cho họ bằng sự tự tin và làm cho họ thấy Ấn Độ là một và nhận ra rằng họ vinh dự là một phần trong đó” [90, tr.107]. Trên quan điểm, “thống nhất trong đa dạng”, Thủ tướng J.Nehru khởi xướng cuộc vận động về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực truyền thông, thiết bị y tế hiện đại, nông nghiệp và giáo dục trong khu vực của các bộ lạc. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, đề án phúc lợi cho sự phát triển của các bộ lạc thuộc vùng Đông Bắc, Nagaland, Mizoram, Jharkhand được xây dựng và triển khai bởi chính phủ thông qua các kế hoạch 5 năm nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, giáo dục cũng như thúc đ y tiến bộ cho phụ nữ và trẻ em. Việc ổn định các cộng đồng bộ lạc nói chung, vùng tiếp giáp với biên giới Tây Tạng nói riêng không những đảm bảo được an ninh biên giới mà còn góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú nền văn hóa Ấn Độ.

Như vậy, việc pháp lý hóa ngôn ngữ và hội nhập các bộ lạc, cải thiện điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế cho người dân là cơ sở đảm bảo cho Ấn Độ đạt được mục tiêu củng cố độc lập dân tộc trong giai đoạn này và là nền tảng vững chắc cho quá trình củng cố và bảo vệ độc lập cho Ấn Độ trong giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 59 - 65)