Trên lĩnh vực an nin h quốc phòng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 85 - 88)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.1.3. Trên lĩnh vực an nin h quốc phòng

Cùng với việc điều chỉnh các chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại, xây dựng sức mạnh quân sự là ưu tiên hàng đầu trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Trên thực tế, nền độc lập của Ấn Độ luôn luôn bị đe dọa và rình rập bởi hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan. Mặc dù vậy, quan điểm của Ấn Độ là xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để đảm bảo an ninh quốc gia, chứ không dùng sức mạnh đó để chiến tranh với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, nhưng sẽ sẵn sàng phản kháng trước bất kỳ một thế lực nào xâm chiếm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Mặt khác, mục tiêu chiến lược chính của chính phủ là củng cố và khẳng định vị thế của một nước lớn tại Nam Á, đạt được thế thượng phong về mặt quân sự trong khu vực Ấn Độ Dương và đạt được sức mạnh quân sự đủ để gây áp lực lên cộng đồng quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao vị thế của mình. Đồng thời, quốc phòng - an ninh phát triển còn phục vụ cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế của quốc gia. Cụ thể hóa mục tiêu chiến lược này, Ấn Độ tiến hành chính sách “Răn đe hạt nhân tối thiểu”, củng cố và hiện đại hóa thiết bị quân sự, xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu để tiến tới thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc quân sự khu vực và thế giới.

Để củng cố sức mạnh quân sự của mình, Ấn Độ đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998 trước những phản đối của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee khẳng định rằng:

Mục đích thử vũ khí hạt nhân của chúng ta là để tự vệ, chúng ta sẽ không bao giờ là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công nước khác. Một số quốc gia thực hiện cấm vận về kinh tế với chúng ta, nhưng tình hình sẽ dần thay đổi. Chúng ta có trách nhiệm làm cho thế giới hiểu về mục đích thực sự của chúng ta và chúng ta sẽ chào đón những thay đổi toàn cầu ấy. [102, tr.1].

Với sự kiện này, Ấn Độ trở thành một trong số 8 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, trong đó có Trung Quốc và Pakistan. Cùng với đó, Ấn Độ không ngừng đầu tư ngân sách cho việc trang bị các thiết bị quân sự hiện đại. Mặc dù có hơn 269 triệu người dân chiếm 21,9% toàn bộ dân số Ấn Độ sống trong tình trạng đói nghèo cùng cực, nhưng hàng năm Ấn Độ chi một khoản ngân sách lớn cho hiện đại hóa quốc phòng.

Song song với việc nhập kh u vũ khí và các thiết bị quân sự, Ấn Độ đ y mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, nhằm phục vụ cho xây dựng kinh tế quốc gia thông qua việc xuất kh u vũ khí, giảm áp lực chi phí quân sự, đáp ứng phần lớn nhu cầu của quân đội.

Công nghiệp quốc phòng Ấn Độ có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện với 9 công ty công nghiệp quốc phòng; 39 nhà máy sản xuất, chế tạo vũ khí, trang bị và khí tài; 50 viện nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự. Trong đó, 9 công ty đảm nhận việc sản xuất một nửa số sản ph m quân sự, chủ yếu là vũ khí, thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị điện tử và tàu chiến; 39 nhà máy chủ yếu sản xuất xe quân sự, súng, pháo, vũ khí hạng nhẹ và đạn dược. Ngoài ra, còn một số công ty tư nhân đảm nhận sản xuất khoảng 6% - 7% vũ khí, trang bị và khí tài cho quân đội. Một số công ty công nghiệp quốc phòng chủ lực như: công ty Hàng không Hindustan (HAL) chuyên sản xuất máy bay, máy móc, các thiết bị hàng không, vệ tinh...; công ty Điện Barat (BEL) chuyên sản xuất và chế tạo các thiết bị điện tử quân dụng cho quân đội và nhiều tổ chức, ngành khác như All India Radio, Doordarshan, Cục Vi n thông, Cảnh sát, Cục Khí tượng thủy văn; công ty Nghiên cứu về chuyển động trái đất Barat (BEML) sản xuất các phương tiện giao thông quân sự, vũ khí, xe tăng, xe phở pháp, bệ phóng rocket…; công ty thiết kế và chế tạo tàu thuyền Gadric (GRSE) có nhiệm vụ sửa chữa tàu chiến, phương tiện cho hải quân và lực lượng bờ biển, sản xuất các loại tàu, các công nghiệp cho hải quân. Ngoài ra, còn sản xuất những thiết bị phục vụ cho dân sự như máy móc phục vụ nông nghiệp; công ty sửa chữa và đóng tàu biển Goa (GSL) chuyên đóng tàu hải quân cỡ vừa và nhỏ, các loại tàu xa bờ như UPY, FPV, XFAC và sửa chữa các loại tàu; công ty Động lực Barat (BDL) chuyên sản xuất hệ thống dẫn cho tên lửa; công

ty Misradatu Nigram (MIDHNI) chuyên sản xuất vật liệu công nghệ. Các sản ph m của các công ty trên ngoài nhiệm vụ phục vụ trang thiết bị cho quân sự trong nước còn thực hiện vai trò xuất kh u góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước.

Ấn Độ là một nước đông dân số thứ hai thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh với 03 quân chủng: Lục quân, Không quân, Hải quân.

Lục quân là lực lượng nòng cốt của quân đội Ấn Độ. Đây là lực lượng bảo vệ biên giới và ngăn chặn mọi mối đe dọa về an ninh đối với đất nước và được đánh giá là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất thế giới, có thể chiến đấu trên các chiến trận ở sa mạc, rừng rậm, sông băng... Sau Chiến tranh lạnh, Hải quân và Không quân Ấn Độ được đầu tư hàng chục tỷ USD để mua sắm tàu chiến và máy bay chiến đấu. Ấn Độ là nước có bờ biển dài 7.516 km với 1.197 đảo trong vịnh Bengal và biển A-rập. Hải quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và các lợi ích khác của Ấn Độ trên biển, cứu trợ thiên tai, sóng thần và cùng các lực lượng vũ trang khác tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng răn đe kẻ thù, cũng như thực hiện chiến lược đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trên thế giới. Không quân Ấn Độ là một trong số lực lượng không quân mạnh trong khu vực với khả năng phòng vệ hiện đại. Thế mạnh là các máy bay chiến đấu tối tân, nhiều chức năng tấn công, phòng thủ, tiếp viện hiện đại. Bên cạnh việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Không quân Ấn Độ còn thực hiện các nhiệm vụ như cứu hộ, cứu nạn và vận tải quân sự. Lực lượng bán vũ trang là lực lượng có tổ chức bán quân sự vừa có nhiệm vụ sản xuất vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, lực lượng này còn có nhiệm vụ tuần tra, cứu hộ, chống buôn lậu. Thành phần trong lực lượng này gồm: Dân quân, tự vệ, cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ biên giới. Lực lượng bán vũ trang được huấn luyện và trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu ở mức độ nhất định.

Nếu trong giai đoạn 1960 - 1980, Ấn Độ dựa vào dân số đông để xây dựng quân đội và lấy số lượng làm sức mạnh. Từ những năm 1990, Ấn Độ đã có những bước điều chỉnh căn bản, lấy phát triển khoa học quân sự và ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại để tăng cường sức mạnh cho quân đội.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w