Chính sách ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 89 - 90)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.1.3.2. Chính sách ngoại giao văn hóa

Cùng với các chính sách trong nước, Ấn Độ đã đ y mạnh chính sách ngoại giao văn hóa và coi đây là một công cụ hữu hiệu củng cố sức mạnh mềm của Ấn Độ.

Ngay khi lên nắm quyền, nhận thức được giá trị của ngoại giao văn hóa, Thủ tướng Nehru cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã thành lập Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ (ICCR) năm 1950 [53]. Kể từ đó, ICCR đã quảng bá di sản văn minh của Ấn Độ tới nhiều quốc gia trên thế giới thông qua việc thành lập các trung tâm văn hóa Ấn Độ. Đến thời Thủ tướng Rajiv Gandhi đã tạo một sung lực mới cho chính sách ngoại giao văn hóa bằng cách tổ chức l hội văn hóa Ấn Độ khắp nơi trên thế giới với mục đích toàn cầu hóa văn hóa Ấn Độ và tạo cơ hội cho những người Ấn đang sinh sống tại khắp nơi trên thế giới chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa của quê hương. L hội Pravasi Bharatiya Diwas cũng được tổ chức vào tháng giêng hàng năm để tôn vinh những đóng góp của Ấn kiều đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của nền văn hóa Ấn Độ nói riêng. Ấn Độ còn tiến hành ký hợp tác văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới (Philippines năm 1969, Việt Nam năm 1976, Malaysia năm 1978, Lào năm 1994). Thông qua các thỏa thuận hợp tác, người dân và đặc biệt là sinh viên các quốc gia có cơ sở để nghiên cứu, trao đổi thông tin về văn hóa thông qua các hoạt động, các buổi biểu di n và giới trẻ gốc Ấn cũng có cơ hội hướng về cội nguồn của mình.

Trong “Chính sách hướng Đông”, một chính sách trọng điểm trong suốt quá trình củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, tăng cường hợp tác văn hóa ít được nhắc đến trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo và các chính trị gia, nhưng trên thực tế ngoại giao văn hóa là một phương thức được áp dụng trong chính sách này và được thể hiện trên các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông tin, du lịch, khoa học kỹ thuật, trao đổi học giả và các bài di n thuyết về ASEAN, giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và các nước ASEAN... Chính sách văn hóa là sức mạnh mềm của Ấn Độ còn được thể hiện ở việc Ấn Độ triển khai những chương trình học bổng và hợp tác giáo dục - kỹ thuật cho các nước khu vực ASEAN như Chương trình học bổng văn hóa chung (GCSS), Chương trình hợp tác kinh tế, kỹ thuật Ấn Độ (ITEC)... Đặc biệt, trong khuôn khổ của Hợp tác Mekong - sông Hằng (MGC) và BIMSTECT tập trung vào các lĩnh vực hợp tác như du lịch, văn hóa, giáo dục và vận tải, y tế công, giảm nghèo, môi trường và quản lý thảm họa..., Ấn Độ còn đề xuất thành lập các trung tâm đào tạo tiếng Anh, trung tâm phát triển nguồn nhân lực và trung tâm nâng cao trình độ công nghệ thông tin ở các quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam...

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 89 - 90)