NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991
3.2.3.2. Hợp tác về an nin h quốc phòng với các nước
Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại quân sự trên cơ sở xây dựng quan hệ hữa nghị với tất cả các nước trên thế giới; giải quyết các vấn đề quốc tế trong hòa bình; đối xử bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau; tôn trọng quyền tự do trong tư tưởng và hành động trong từng quốc gia; tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa các nước.
Hợp tác song phƣơng: Ấn Độ xác định, hợp tác song phương về quân sự là biện pháp để nâng cao chiến lược phòng thủ quốc gia nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị, tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, ngăn ngừa nguy cơ xung đột. Tăng cường hợp tác quân sự nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trước sự xâm lược từ bên ngoài, thực hiện
chiến lược quốc phòng phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ đường lối trên, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã tăng cường, mở rộng hợp tác quốc phòng - an ninh với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.
Với Nga: Đây được coi là một “trụ cột quan trọng” trong “đối tác chiến lược” Nga - Ấn nhất là về kỹ thuật và công nghiệp quân sự. Từ vị trí “người mua - người bán”, hai bên đã chuyển sang hợp tác nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại vũ khí trang bị công nghiệp quốc phòng cao, hiện đại với những chương trình dài hạn giữa tổ hợp công nghiệp quân sự của hai nước. Cùng với việc lãnh đạo quân sự cấp cao của hai nước duy trì đều đặn cơ chế tiếp xúc thường niên, hai nước đã ký một loạt hiệp định, nghị định thư và chương trình hợp tác như: “Hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng” tạo điều kiện để Nga chuyển giao công nghệ, liên doanh sản xuất và phát triển vũ khí với Ấn Độ (2005); “Hiệp định Hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011 - 2020” nhằm thúc đ y nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến nhất, trong đó bao gồm cả máy bay chiến đấu thế thệ thứ 4 (2009); “Hợp đồng về bảo dưỡng vũ khí trang bị quân sự của Nga bán cho Ấn Độ” (2009); “Hiệp ước về hợp tác trong lĩnh vực sáng chế và chế tạo máy bay vận tải quân sự đa năng” (2009); “Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực vật lý mặt trời”; “Nghị định thư về hợp tác kỹ thuật quân sự” (2005 và 2011)… Hai bên đã thiết lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự. Hiện nay, hai nước có tới hơn 300 hạng mục hợp tác kỹ thuật quân sự, trong đó có các chương trình lớn như: sản xuất tên lửa hành trình Brah Mos ở Ấn Độ; sản xuất máy bay vận tải quân sự đa năng; sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (Sukhoi T50) giữa HAL của Cục Thiết kế Sukhoi và công ty Rosoboronexport của Nga; hợp tác nghiên cứu và chế tạo tàu khu trục loại 5.000 tấn được trang bị tên lửa Brah Mos; hợp tác nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm lớp Amua (Project 751); hợp tác chia sẻ tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GLONASS) của Nga phục vụ cho mục đích quân - dân sự…
Ấn Độ hiện là đối tác nhập kh u vũ khí trang bị lớn nhất của Nga với tổng giá trị giá 1,3 - 1,5 tỷ USD/năm. Trong suốt hơn 25 năm qua, Ấn Độ chiếm khoảng 25% tổng đơn hàng xuất kh u vũ khí của Nga. Hiện nay, 75% vũ khí trang bị của
Quân đội Ấn Độ là vũ khí trang bị của Nga và Liên Xô cũ [130, tr.1-3]. Ngoài cam kết giúp Ấn Độ cải tiến vũ khí trang bị do Nga sản xuất, Nga đã bán và cấp giấy phép cho Ấn Độ sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị hiện đại. Theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI), từ năm 1991 đến nay, Nga đã bán cho Ấn Độ một số lượng lớn các loại vũ khí, thiết bị quân sự điển hình như: 29 máy bay chiến đầu MiG-29K Fulcrum-F (bàn giao từ năm 2012); bán 188 chiếc và chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ lắp ráp 42 chiếc Su-30MKI; 129 trực thăng Mi- 17; 16 máy bay kiêm kích hạm MiG-29K loại một người lái và 2 người lái (Ấn Độ dự kiến mua thêm 29 chiếc và chế tạo 6 chiếc theo giấy phép của Nga); bán 424 chiếc và sản xuất theo giấy phép của Nga 223 xe tăng chiến đấu T90; tên lửa phòng không S300; tàu ngầm hạt nhân... Đáng chú ý, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng V.Putin (03/2010), hai bên đã đạt được thỏa thuận là Nga cải tiến tàu sân bay INS Vikramaditya, trị giá 2,35 tỷ USD cho Ấn Độ và đã hoàn thành vào tháng 11/2013. Nga cam kết tiếp tục giúp đỡ Ấn Độ đào tạo sỹ quan và kỹ sư nghiên cứu chế tạo vũ khí, chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay Su-30MKI, xe tăng T90, tên lửa phòng không, tên lửa hành trình và hợp tác nghiên cứu vũ trụ… để Ấn Độ có thể từng bước tự chế tạo các loại vũ khí này. Ấn Độ hiện đang có kế hoạch mua hoặc hợp tác với Nga nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, tàu ngầm hạt nhân “Bars” và một số vũ khí trang bị tiên tiến khác.
Di n tập chung là một lĩnh vực hợp tác mới giữa Ấn Độ và Nga trong khuôn khổ quan hệ quân sự song phương. Tháng 05/2003, Hải quân hai nước tổ chức di n tập chung lần đầu tiên ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Đây là cuộc di n tập quân sự quy mô lớn nhất của quân đội Nga ở ngoài kể từ khi thành lập lực lượng hải quân đến nay và là cuộc di n tập hải quân lớn nhất được tiến hành ở Bắc Ấn Độ Dương mấy năm gần đây. Từ năm 2005, cuộc tập trận chung này lấy tên là Indra và tháng 12/2016 hai bên có cuộc tập trận chung kéo dài 5 ngày tại vịnh Bengal với những trang thiết bị quân sự biển tối tân nhất của hai nước.
Với Mỹ: Hợp tác về quốc phòng - an ninh, tình báo và chống khủng bố đóng vai trò trung tâm trong quan hệ Ấn - Mỹ. Thông qua các viếng thăm chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã ký một loại hiệp định, thỏa thuận hợp tác,
trong đó có Bản Ghi nhớ (MOU) về chuyển giao kỹ thuật cao, mở rộng hợp tác công nghệ cao, hợp tác sản xuất trang thiết bị quân sự và Hiệp định về các biện pháp bảo vệ thông tin quân sự chọn lọc (2002); Thỏa thuận trao đổi thông tin (02/2004), “Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng Ấn - Mỹ” giai đoạn 2005 - 2015 (06/2005), “Hiệp định hậu cần quân sự” (ASSA) (07/2007), “Thỏa thuận về việc Mỹ bán cho Ấn Độ các loại vũ khí hiện đại” với điều kiện Ấn Độ không được chuyển giao cho nước thứ 3 (07/2009)… Đáng chú ý, “Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng Ấn - Mỹ” giai đoạn 2005 - 2015 đã đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như phối hợp tác chiến đa quốc gia, mở rộng mua bán và hợp tác phát triển vũ khí trang bị, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Đặc biệt, ngày 25/01/2011, Mỹ đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Ấn Độ. Theo đó, Mỹ đã loại chuyển 09 công ty quốc phòng và hàng không của Ấn Độ từ “Danh sách đen” sang “Danh sách hỗ trợ”. Đồng thời Mỹ cam kết giúp Ấn Độ phát triển vũ khí công nghệ cao và vũ trụ, thám hiểm không gian, xây dựng trạm không gian quốc tế, đưa người lên vũ trụ… Hợp tác nghiên cứu, sản xuất, mua bán vũ khí trang bị và chuyển giao kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hoạt động di n tập quân sự chung giữa Mỹ - Ấn liên tục được mở rộng cả về qui mô lẫn tần suất, nội dung di n tập rộng và phong phú như Di n tập Hải quân chung Malabar tháng 10/2007, tháng 10/2008 tại vùng biển Ả rập, tháng 10/2015 tại Thái Bình Dương có sự tham gia của Hải quân Nhật. Hợp tác song phương trong lĩnh vực chia sẻ thông tin và chống khủng bố được đ y mạnh. Mỹ và Ấn Độ đều là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, nên hai nước đều có lợi ích và nhu cầu trong việc hợp tác chống khủng bố, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001, khu vực Nam Á trở thành trận tuyến tấn công các thế lực khủng bố như Taliban và Alqaeda của Mỹ. Điều đó khiến cho Mỹ ngày càng coi trọng sự hợp tác chống khủng bố của Ấn Độ.
Với Trung Quốc: quan hệ quốc phòng - an ninh từng bước được cải thiện, nhưng cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn nghi kỵ và giữ thái độ cảnh giác lẫn nhau. Trung Quốc tỏ thái độ lo ngại khi Ấn Độ tăng cường tiềm lực quốc phòng, nhất là sau khi Ấn Độ có được vũ khí hạt nhân sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á và đe dọa đến an ninh của mình. Trong khi đó, Ấn Độ lo ngại sức mạnh
quân sự của Trung Quốc, thậm chí cho rằng nhân tố Trung Quốc đang ngày càng trở thành yếu tố chủ yếu tạo nên nguy cơ gây mất ổn định ở khu vực nói chung và đối với Ấn Độ nói riêng. Tuy nhiên, lo ngại chủ nghĩa “đơn phương” của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có nhu cầu xích lại gần nhau, quan hệ quân sự được nối lại và có bước phát triển mạnh. Hai bên đã trao đổi các cuộc viếng thăm giữa Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đội... Trong các chuyến thăm này, cùng với việc ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi quốc phòng (2006), hai bên nhất trí tăng cường xây dựng lòng tin quân sự, giảm hoạt động quân sự và xâm nhập trên dọc tuyến biên giới chung, cử quan sát viên tham gia các cuộc di n tập của nhau, hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên biên giới… Hai nước đã thiết lập cơ chế Đối thoại quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng (2007). Hai nước đã tiến hành một số cuộc di n tập chung, trong đó nổi lên các cuộc di n tập chung ở Khu Tự trị Tây Tạng (08/2004); di n tập chung Hải quân tại Thanh Đảo (04/2007) và di n tập “chống khủng bố” “Hand in hand” năm 2007 và 2008 tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc…
Với Nhật Bản: Hợp tác về quốc phòng - an ninh ngày càng được hai nước chú trọng mở rộng và coi đây là một trong ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hai nước. Trong các tuyên bố chung và hiệp định mà hai bên ký kết như Tuyên bố chung (2001), “Kế hoạch hành động 8 sáng kiến tăng cường đối tác toàn cầu và đối tác chiến lược” (2006)… đều đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết thúc đ y hợp tác quốc phòng - an ninh song phương thông qua thăm viếng quân sự cấp cao và tàu hải quân hai nước, di n tập chung, trao đổi huấn luyện đào tạo sĩ quan…; hợp tác kỹ thuật quân sự, đảm bảo an ninh tuyến hàng hải quan trọng từ Vùng Vịnh qua eo biển Malasca, chống khủng bố, cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tai, hoạt động gìn giữ hòa bình... Hiện nay, hai bên đã thiết lập một số cơ chế đối thoại như: Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng, Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Tham vấn quân sự chung… Đặc biệt, tháng 10/2008, hai nước đã ký “Hiệp ước Hợp tác Bảo đảm An ninh”, đây là Hiệp ước An ninh thứ 3 Nhật Bản ký với nước ngoài, sau Hiệp ước An ninh ký với Mỹ và Australia. Theo đó, hai bên sẽ chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến tình hình khu vực châu Á - Thái bình Dương và
chống khủng bố; tăng cường giao lưu giữa quân đội hai nước; tăng cường đối thoại cấp cao về phòng vệ… Năm 2009, hai bên ký tiếp “Kế hoạch hành động chung về quốc phòng Ấn - Nhật”. Tháng 12/2011, hai bên ra Thông cáo chung về việc tổ chức di n tập Hải quân chung ở Ấn Độ Dương và năm 2012. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony (11/2011), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichiato đã nêu kiến nghị 6 điểm thúc đ y quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh song phương.
Với các nước ASEAN: Ấn Độ tích cực gia tăng các hoạt động hợp tác quân sự với các nước khu vực Đông Nam Á như Myanma, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia. Ấn Độ mong muốn có vai trò trong đảm bảo an ninh tại eo biển Malasca. Ấn Độ không ngừng thúc đ y các cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới các nước ASEAN và qua đó ký kết các Thỏa thuận hợp tác quốc phòng với các nước Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra hai bên chia sẻ những thông tin tình báo, những nhận thức chung về bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực. Ấn Độ còn hợp tác trong lĩnh vực huấn luyện, đào tạo, tập trận chung trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng với từng quốc gia khác nhau như di n tập Hải quân “Simbex” giữa Ấn Độ và Singapore di n tập Hải quân giữa Ấn Độ, Philipinnes và Newzeland. Ấn Độ đã ký thỏa thuận tuần tra trên biển chung với một số nước như Indonesia tại khu vực biển Andaman... Từ năm 2000 đến nay, tàu chiến Hải quân Ấn Độ đã thăm viếng các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Việt Nam...
Hợp tác đa phƣơng: Song song với hợp tác đa phương trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, hợp tác đa phương trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh cũng được Ấn Độ đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay. Với sự kiện, Ấn Độ từ vị trí quan sát viên (từ năm 2005), được chấp nhận tham gia chính thức vào tháng 12/2015 và trở thành thành viên chính thức của Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào tháng 6/2017 là một nỗ lực lớn đối với Ấn Độ bởi đây được đánh giá là một tổ chức khu vực mạnh nhất châu Á và thế giới. Theo các chuyên gia đánh giá, việc Ấn Độ và Pakistan gia nhập SCO sẽ góp phần thúc đ y sự ổn định, an ninh, hợp tác chống khủng bố và sẽ là cơ sở để từng bước giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp giữa
hai nước. Để trở thành thành viên của SCO, Ấn Độ và Pakistan phải ký một số văn bản và cam kết thực hiện theo quy định của SCO bao gồm Hiệp định các nước thành viên SCO về hợp tác bảo vệ biên giới được ký vào năm 2015. Theo đó, một bên thứ ba có thể đứng ra làm trung gian để ngăn chặn bùng nổ xung đột giữa hai nước. Đây sẽ là một nhân tố thuận lợi cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong tình hình căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan hiện nay.
Ấn Độ cũng đồng thời tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng tại các khuôn khổ hợp tác khu vực của ASEAN như Di n đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Di n đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF)…phấn đấu vì một châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, triển khai căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hiện nay, Ấn Độ có ba căn cứ không quân ở nước ngoài là Tajkistan, Nepal, Bhutan. Ấn Độ đã lập các vị trí giám sát và tuần tra ở khu vực Ấn Độ Dương kéo dài từ bờ biển châu Phi tới Australia và từ tiểu lục địa Ấn Độ tới Nam cực. Dự kiến 10 năm tới, Ấn Độ có thể đảm bảo an ninh cho tất cả các quần đảo ở Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó, Ấn Độ cho Singapore thuê thao trường huấn luyện lục quân theo thỏa thuận ký giữa hai nước. Lục quân Singapore được phép huấn luyện, di n tập, kể cả bắn đạn thật và di chuyển lực lượng trong phạm vi cho phép trên lãnh thổ Ấn Độ.