Tình hình khu vực Na mÁ sau Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 46 - 51)

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

2.2.2. Tình hình khu vực Na mÁ sau Chiến tranh lạnh

Khu vực Nam Á giai đoạn sau Chiến tranh lạnh vẫn luôn ở trong tình trạng không ổn định do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ với các nước láng giềng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ có nguồn gốc lịch sử, vấn đề về sắc tộc, tôn giáo. Là hai quốc gia lớn nhất khu vực Nam Á, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn là nhân tố hàng đầu chi phối các mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước khác trong khu vực. Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, với những cơ hội và thách thức của tình hình thế giới, cả hai nước đều có nhu cầu xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa bình, ổn định để phát triển, nhưng do những mâu thuẫn mang tính lịch sử tại vùng tranh chấp Jammu, Kashmir và chủ nghĩa khủng bố nên mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục căng thẳng.

Về mặt địa lý, Kashmir nằm ở cực Bắc Ấn Độ, phía Bắc giáp Tây Tạng, phía Tây và Tây Bắc giáp Pakistan, phía Nam nối liền với Ấn Độ. Đây là một vùng đất hiểm trở, 95% là núi cao. Năm 1947, khi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ và Pakistan lại không giải quyết dứt điểm Kashmir thuộc về nước nào. Lúc đầu, một tiểu vương người Ấn Độ, Maharaja Hari Singh cai trị vùng này nhưng ngày 27/10/1947 trước nguy cơ người Hồi giáo nổi dậy đòi thay thế chính quyền, ông đã ký Hiệp định sát nhập Kashmir vào Ấn Độ. Ngay sau đó, Ấn Độ đưa quân vào Kashmir. Sự kiện bất ngờ trên khiến Pakistan vô cùng tức giận và cho rằng Maharaja Hari Singh không có quyền ký một hiệp ước với Ấn Độ trong khi thỏa

thuận với Pakistan mà ông ký trước đó vẫn còn hiệu lực. Cũng từ đó, vùng đất này trở thành nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan và là nguyên nhân của mọi mâu thuẫn giữa hai quốc gia này. Đây là khu vực địa chiến lược đối với Ấn Độ. Vì vậy, kiểm soát được khu vực này sẽ giúp Ấn Độ ngăn chặn được các phần tử khủng bố từ Pakistan tràn sang Ấn Độ. Tiếp đến là cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt vào cuối những năm 1990 giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai nước lần lượt tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 1998 và hàng loạt vụ thử tên lửa tầm trung và tầm xa mang đầu đạn hạt nhân vào năm 1999, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi.

Bản đồ 1.1: Vùng Kashmir

(https://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/kashmir.htm, truy cập ngày 20/1/2018)

Cùng với vấn đề Kashmir, chủ nghĩa khủng bố cũng là nguyên nhân cho sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong suốt những năm qua, hàng loạt các vụ khủng bố nghiêm trọng đã xảy ra mà các phần tử khủng bố, theo Ấn Độ, là người Pakistan hoặc được Pakistan hậu thuẫn dẫn đến quan hệ hai nước có lúc hoàn toàn đóng băng và có nguy cơ đ y hai nước đến bên bờ một cuộc chiến tranh mới. Điển hình như sự kiện quá khích của các tín đồ Ấn Độ giáo phá hủy Thánh đường Hồi

giáo Babri ở thị trấn Ayodhy (Ấn Độ) tháng 12/1992; vụ tấn công khủng bố ở Srinagar ngày 1/10/2001; vụ tấn công nhằm vào tòa nhà Quốc hội Ấn Độ ngày 13/12/2001 và đặc biệt là cuộc khủng bố tấn công vào Mumbai làm gần 200 người chết vào ngày 26/11/2008 [55,tr.50]. Ấn Độ cũng nỗ lực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm cải thiện quan hệ với Pakistan nhưng quan hệ hai nước vẫn trong tình trạng hòa dịu và căng thẳng đan xen. Có thể khẳng định rằng, đây chính là di sản lịch sử mà thực dân Anh để lại đã tạo ra những đe dọa và an ninh cả truyền thống và phi truyền thống thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa Ấn Độ với Bangladesh về vấn đề phân chia nguồn nước tại một số con sông; mâu thuẫn về vấn đề sắc tộc, tôn giáo liên quan đến cộng đồng người Ấn kiều tại một số nước Nam Á. Tiêu biểu như tại Sri Lanka, cộng đồng người Tamil có quan hệ huyết thống và tôn giáo lâu đời với cộng đồng sinh sống trên bang Tamil Ladu tại Ấn Độ; xung đột giữa cộng đồng bản địa người Sinhalese với người Tamil...làm cho tình hình chính trị ở Nam Á càng di n biến phức tạp.

Bên cạnh đó, hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập vào năm 1985 nhưng phát triển kém hiệu quả và bộc lộ nhiều hạn chế. Ấn Độ lo ngại các nước sử dụng di n đàn này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song phương, còn Pakistan thì sợ thông qua tổ chức hợp tác khu vực, Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo, không có lợi cho Pakistan. Trên lĩnh vực kinh tế, hầu hết các quốc gia Nam Á đều là những nước đang phát triển, yếu kém về vốn và kỹ thuật. Ấn Độ là nước phát triển vào bậc nhất cũng đang gặp khó khăn vì vậy cũng không có đủ tiềm lực để cung cấp về vốn và kỹ thuật cho các nước trong tổ chức. Hợp tác kinh tế chưa tương xứng với mong muốn của các nước trong khu vực. Cụ thể, về trao đổi hàng hóa trong nội bộ SAARC, tính đến năm 1993 (sau 8 năm ra đời), chỉ đạt 3 tỷ đô la Mỹ (USD) chiếm 3,4% tổng kim ngạch ngoại thương của khu vực này với thế giới [55, tr.51]. Năm 1993, tại Hội nghị cao cấp SAARC tại Dhaka, Bangladesh, các nước thành viên đã thỏa thuận về Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Nam Á (SAPTA) nhằm tăng cường buôn bán trong nội khối lên khoảng 15 tỷ USD. Nhưng do những mâu thuẫn trong quan hệ giữa Ấn Độ và một số nước thành viên nên việc phê chu n Hiệp định này bị chậm tr [55,tr.51]. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, kim ngạch thương mại vẫn rất thấp do chính sách kinh tế hướng nội của các nước và khủng hoảng trong

quan hệ Ấn Độ - Pakistan.

Năm 2004, Hiệp định khu vực Nam Á (SAFTA) ra đời thay thế Hiệp định SAPTA và có hiệu lực từ ngày 01/6/2006. SAFTA được coi là bước đi quan trọng và mang lại hiệu quả trong hợp tác khu vực Nam Á. Tổng trao đổi thương mại nội khối đã tăng từ 14 triệu USD vào năm 2006 lên 687 triệu USD năm 2009, tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với tỷ trọng thương mại của các khu vực khác.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc với những mâu thuẫn tiềm n từ cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962, đã đ y mạnh mối quan hệ với các nước Nam Á để cạnh tranh với Ấn Độ tại khu vực này và tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với các nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và đặc biệt là Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chiến lược với Myanma. Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình tại Nam Á bằng cách xây dựng một cảng hải quân tại bờ biển Arabian, Pakistan và đưa hải quân tiến vào cảng Chittagong, Bangladesh và cảng Colombo, Sri Lanka. Quan hệ kinh tế và chính trị của Trung Quốc với Nam Á ngày càng gia tăng khi nó trở thành quan sát viên tại hội nghị thượng đỉnh SAARC tổ chức tại Dhaka từ ngày 12 -13/11/2005. Với ý đồ mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực Ấn Độ Dương - khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ, đối với Trung Quốc thì Myanma là con đường ngắn nhất mà Trung Quốc phải đi qua để tiến xuống Ấn Độ Dương. Trong khi ở phía Tây, Pakistan - địch thủ truyền kiếp của Ấn Độ có “mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh” thì ở phía Đông, Myanma có quan hệ phụ thuộc với Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị và an ninh. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương đã gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ trong quá trình củng cố độc lập và phát triển đất nước, buộc quốc gia này phải có chính sách thích ứng với tình hình hiện tại.

Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau khi Thủ tướng N.Modi lên cầm quyền, ông đã có những bước đi đầy thiện chí để cải thiện mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù hòa dịu và căng thẳng vẫn đan xen nhau, nhưng hợp tác kinh tế và chính trị giữa hai quốc gia cũng có phần được cải thiện. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ để có thể khẳng định được vị trí của mình tại khu

vực Nam Á đầy phức tạp này.

Bên cạnh mối quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Pakistan, kể từ sau Chiến tranh lạnh, do những đối lập về khuynh hướng chính trị, sắc tộc, tôn giáo, hầu hết các nước trong khu vực đều di n ra các cuộc nội chiến, đảo chính quân sự và các vụ ám sát chính trị gia: từ 1996 đến 2001 nội chiến giữa lực lượng hồi giáo cực đoan Taliban từ khu vực miền Nam với quân chính phủ tại Afghanistan; cuộc xung đột vũ trang do lực lượng Maoist tiến hành tại Nepal kéo dài trong 10 năm từ 1995 đến 2005; đảo chính quân sự ở Pakistan do tướng Musharraf tiến hành năm 1999; vụ thảm sát Hoàng gia Nepal tối 01/6/2001; vụ thảm sát thủ tướng Rajiv Gandhi của Ấn Độ tại cuộc tổng tuyển cử năm 1991; vụ ám sát bà Benariz Butto cựu Thủ tướng Pakistan năm 2008. Nepal bấp bênh do thay đổi chính phủ liên tiếp và bế tắc kéo dài trong soạn thảo hiến pháp mới. Bangladesh luôn bị bao phủ bởi các vụ biểu tình đường phố, đình công, xung đột bạo lực từ năm 2001.

Nam Á có vị trí địa chiến lược quan trọng trên bàn cờ châu Á và thế giới nên khu vực luôn thu hút được sự quan tâm của các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) với những toan tính để tranh giành ảnh hưởng và tìm kiếm lợi ích của mình. Sự đan xen chồng chéo trong quan hệ chiến lược của các nước lớn nói trên tạo ra sự cạnh tranh địa - chiến lược ở Nam Á tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - an ninh khu vực này. Một mặt, nó giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các nước trong khu vực: Với thông điệp hợp tác chống khủng bố, Mỹ đã thiết lập được quan hệ đồng minh với Pakistan, tạo thế đứng vững chắc ở khu vực. Những năm gần đây, Mỹ và Ấn Độ cùng cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới, nhằm thúc đ y hợp tác chia sẻ trách nhiệm về các vấn đề kinh tế, chính trị tại Nam Á vì vậy quan hệ Ấn - Mỹ có chiều hướng xích lại gần nhau. Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ cũng có bước phát triển. Trong khi đó, hợp tác truyền thống Trung Quốc - Pakistan ngày càng trở nên khăng khít hơn. Trung Quốc đang muốn tranh thủ Pakistan trong việc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, mở đường sang Ấn Độ Dương, thiết lập tuyến vận chuyển năng lượng mới và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở phía Tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương. Pakistan lại cũng muốn tranh thủ nguồn vốn to lớn và công nghệ của Trung Quốc, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, chống khủng bố, củng cố tiềm lực quốc phòng trước Ấn Độ và thực hiện “Giấc

mơ con hổ châu Á” của mình. Đáng chú ý, hai bên đã thiết lập “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong mọi điều kiện” - mối quan hệ đồng minh duy nhất của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc rõ ràng muốn xây dựng một vị trí chiến lược, cạnh tranh sự ảnh hưởng với Ấn Độ và Mỹ tại các quốc gia Nam Á này. Với bối cảnh ấy, cả Mỹ và Nga đều thúc đ y mối quan hệ với Ấn Độ, một mặt để hợp tác phát triển kinh tế và chống khủng bố, mặt khác muốn kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Như vậy, thông qua lợi ích chiến lược của các nước lớn, các nước trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ cũng tận dụng cơ hội này để phục vụ công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của riêng mình. Trong mối quan hệ cân bằng lợi ích, không bên nào bị ràng buộc quá chặt vào một nước lớn nhất định. Trên cơ sở đó, có thể tạo cho các nước trong khu vực phát triển một cách độc lập, tự chủ hơn.

Tuy nhiên, quan hệ mang tính cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước lớn khiến môi trường khu vực cũng trở nên căng thẳng hơn. Sự cọ xát lợi ích giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, gay gắt hơn, đặt các nước Nam Á trước không ít thách thức trong việc xác định rõ đối tác, đối tượng để không bị lôi cuốn hoặc trở thành “con bài” trao đổi giữa các nước lớn, khiến môi trường an ninh khu vực trở nên căng thẳng và nguy cơ mất ổn định là không loại trừ. Trước những tính toán của nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc, Ấn Độ cần có những điều chỉnh phù hợp để tạo niềm tin cho các láng giềng khu vực, thúc đ y hợp tác, kiềm chế ảnh hưởng với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w