Các chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 133 - 138)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.2.4.3. Các chính sách an sinh xã hộ

Chính sách xóa đói, giảm nghèo: Nếu như trong giai đoạn 1991 - 2000 chính

phủ tập trung chính vào cải cách kinh tế và chưa có sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này thì giai đoạn 2001- 2015 chính phủ đã triển khai một loạt các chính sách nhằm cải thiện đời sống của người dân. Cụ thể: Ngoài việc tiếp tục triển khai một loạt các chính sách đã ban hành, năm 2006, tiến hành sửa đổi Chương trình 12 điểm (triển khai năm 1982; Chương trình Jawahar Rojgar Yojna (JRY); Chương trình Swarna Jayanti Gram Swarozgar Yojna; Chương trình tự tạo việc làm cho người nghèo đô thị, nông thôn (SEPUP), Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người có mức sống dưới mức nghèo khổ, cho người già trên 65 tuổi, người già không có lương hưu; Chương trình nhà ở nông thôn; Chương trình việc làm công (MGNREGA); Luật đảm bảo việc làm cho nông thôn (2005); và rất nhiều các chương trình khác nữa. Tất cả các chương trình được triển khai với mục tiêu tăng năng suất lao động, xóa đói, giảm bất bình đẳng trong thu nhập và sự chênh lệch về mức sống trong nhân dân; đặc biệt tạo công ăn việc làm cho phụ nữ nghèo ở đô thị và nông thôn, tạo cuộc sống vật chất tối thiểu cho dân nghèo, hỗ trợ về nhà ở... Phần lớn lao động nghèo và trình độ thấp đều tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chính phủ ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp (như tác giả đã trình bày ở phần 3.1.1), ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ đầu tư ngân sách cho phát triển hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông nông thôn để nông dân được thuận lợi trong sản xuất. Đặc biệt, chương trình điện khí hóa nông thôn được triển khai với trọng tâm là khai thác năng lượng tái sinh như khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ để cung cấp điện cho hàng triệu hộ dân nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, với một loạt các chương trình như vậy nhưng kết quả đạt được không được như mong muốn. Một trong những nguyên

nhân là do nhiều chương trình không sát thực tế, quá trình thực hiện chưa tốt, thiếu sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương, đặc biệt là tình trạng quan liêu, tham nhũng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chương trình.

Trong bài phát biểu nhân ngày độc lập 15/8/2014, Thủ tướng N.Modi nhấn mạnh rằng: Tại sao chúng ta có thể đấu tranh giành được độc lập từ một thế lực rất mạnh và yêu cầu được họ về nước, trả lại tự do cho đất nước mà chúng ta lại không chiến đấu được với đói nghèo? [164]. Ông kêu gọi toàn quốc và cùng với các quốc gia trong SAARC chung tay chống lại đói nghèo. Với chiến dịch “make in India”, chính phủ mới của Thủ tướng mong muốn sẽ mang lại công ăn việc làm cho người dân Ấn Độ, từ đó họ sẽ cải thiện được kinh tế gia đình. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng để đáp ứng được công việc, người dân phải có kỹ năng làm việc, nên nhiệm vụ trước mắt là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng để đáp ứng được quá trình sản xuất toàn cầu. Đồng thời, chính phủ Modi cũng muốn đ y mạnh phát triển du lịch bởi đây là ngành mang lại công việc cho những người nghèo nhất đất nước. Ông cũng cho triển khai Dự án tài sản Nhân dân (Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana), theo đó, 70 triệu hộ dân nghèo được cấp cho một tài khoản. Họ sẽ được bảo hiểm tai nạn là 16,000 đô la hoặc rút tiền với mức 80 đô la [164]. Với dự án này, người dân không phải đối mặt với việc trả lãi suất quá cao khi đi vay tiền của tư nhân kinh doanh tiền trong khi những người này được vay ngân hàng với lãi suất rất thấp. Thủ tướng N.Modi hy vọng dự án này sẽ giúp nhân dân nghèo được thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc gia.

Cùng với chiến dịch xóa đói, giảm nghèo, Thủ tướng N.Modi còn phát động chiến dịch “Clean India”. Theo ông, người nghèo họ rất cần được tôn trọng và cần có những quan tâm thiết thực và điều đầu tiên là họ phải được sống sạch sẽ. Chiến dịch này được chính phủ mới triển khai từ ngày 02/10/2014 và dự kiến kéo dài trong vòng 4 năm. Trước tiên, chính phủ đầu tư cho xây nhà vệ sinh (riêng biệt cho nam và nữ) tại tất cả các trường học trong cả nước, trong vòng một năm tất cả các công trình này phải được hoàn thành. Tiếp đến, chiến dịch sẽ triển khai sang việc vệ sinh toàn bộ các khu ổ chuột, nơi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà ga, rạp chiếu phim...; phát động phong trào thành phố xanh và “Làng kiểu mẫu” (Model Village)... Đây có thể nói là những hành động thiết thực và được triển khai một cách

ráo riết hơn những chương trình trước đây mà các nhà lãnh đạo tiền nhiệm đưa ra. Có thể nói, đây là chuỗi các chiến dịch mà Thủ tướng N.Modi thực hiện hóa Cương lĩnh tranh cử 2014 của Đảng BJP.

Chính sách giáo dục: Chính phủ triển khai Chương trình Giáo dục cho toàn dân năm (EFA) (2001), Chương trình Sarva Shiksha Abhiyan năm 2010 (SSA) với mục tiêu 99% người dân nông thôn có trường tiểu học, chính phủ đầu tư 21,000 triệu Rs [157] cho chương trình này. Để nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, năm 2009, chính phủ ban hành chương trình SAAKSHAR BHARAT với mục tiêu đến 2012 80% dân số Ấn Độ biết chữ và tỷ lệ phụ nữ biết chữ tăng gấp đôi; nhiều chương trình giáo dục cho nữ sinh, người khuyết tật cũng được hình thành và triển khai trong toàn quốc. Kết quả, tỷ lệ người biết chữ tính đến hết quý 1 năm 2016 là 75%. Tuy nhiên, con số này vẫn dưới tỷ lệ trung bình người biết chữ của thế giới (84)% và là quốc gia có tỷ lệ người mù chữ lớn nhất thế giới.

Về giáo dục đại học: đây là đánh giá là loại hình mà chính phủ Ấn Độ đầu tư mạnh vào cải cách. Với bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng phát triển như vũ bão đòi hỏi Ấn Độ phải có những con người tài năng, sáng tạo, có đủ kỹ năng để thực hiện những phân khúc công việc trình độ cao. Chính vì thế, đầu tư cho giáo dục đại học được Ấn Độ đặc biệt quan tâm. Tại l kỷ niệm Ngày độc lập 15/8/2007, Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố đất nước này sẽ xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp quốc tế có thể cạnh tranh với Harvard và Cambrigde. Ông cũng khẳng định rằng sẽ đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên chất lượng tốt nhất cho các ngôi trường này. Điều khác biệt trong giáo dục đại học ở Ấn Độ với các quốc gia đang phát triển khác như Việt Nam và Trung quốc là họ đề cao tính thực ti n và ứng dụng trong quá trình đào tạo. Họ đào tạo theo đơn đặt hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo sinh viên được thực tập ngay tại các doanh nghiệp, nhà máy của các tập đoàn. Chương trình được đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếng Anh là một lợi thế cho nhân lực chất lượng cao của Ấn Độ. Họ có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu. Chiến dịch “Digital India” của Thủ tướng Modi cũng là một công cụ để toàn dân có thể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tri thức ở mọi nơi, mọi lúc.

và chỉnh sửa bổ sung năm 2002 với những mục tiêu như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh HIV, AIDS, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo được chính thức triển khai từ năm 2004 theo đó chính phủ đảm bảo 75%, địa phương đảm bảo 25% chi phí đóng. Chương trình này đã và đang góp phần quan trọng giúp người nghèo Ấn Độ được tiếp xúc với hệ thống y tế hiện đại của quốc gia này.... Tuy nhiên, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này vẫn ở mức rất hạn chế. Năm 2017, chính phủ của Thủ tướng N.Modi đã có những nhìn nhận đây là một lĩnh vực cần được chính phủ ưu tiên đầu tư. Chính sách y tế mới năm 2017 vừa được ban hành, hy vọng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân Ấn Độ.

Tiểu kết Chƣơng 3

Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2015 được chia làm hai giai đoạn (1991 - 2000 và 2001 - 2015) với những lý do mà tác giả đã luận giải ở trên. Trong đó, giai đoạn 1991 - 2000 với trọng tâm là cuộc cải cách kinh tế toàn diện (1991) và đổi mới chính sách trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội... đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu, giúp Ấn Độ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, ổn định chính trị, thúc đ y đất nước phát triển tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác để phát triển kinh tế là xu thế nổi trội. Với thế và lực mới giành được sau một thập niên cải cách, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế lần hai, điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn, trong đó triển khai mạnh mẽ Chính sách hướng Đông. Đặc biệt khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền với chính sách “Láng giềng là ưu tiên số một”, “Chính sách ngoại giao kinh tế”, “Chính sách Hành động phía Đông”, “Chính sách An ninh hàng hải”... và một loạt các chiến dịch trong nước đã tạo sự đột phá lớn. Nếu ở giai đoạn (1991 - 2000) Ấn Độ phải cố gắng thoát khỏi sự trì trệ và khủng hoảng về kinh tế thì giai đoạn (2001 - 2015) đã trở thành nước trong nhóm BRICS và đạt được thành tựu về nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ góp phần củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng tầm ảnh hưởng và uy tín của Ấn Độ trên trường quốc tế và khu vực.

Với đường lối, chủ trương đúng đắn, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu của hai đảng cầm quyền chính là Đảng Quốc đại (INC) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) trong suốt gần 3 thập kỷ qua, sự tiếp nối linh hoạt của hệ thống các chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo, sự điều hành đất nước dựa trên nguyên tắc dân chủ, đặc thù, lắng nghe nguyện vọng của người dân của các người đứng đầu chính phủ đã giúp Ấn Độ chuyển mình thực sự, trở thành cường quốc mới nổi, có vị thế trên trường quốc tế nhằm đạt được mục tiêu củng cố và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, nền cộng hòa mà Ấn Độ đã giành được trong gần 65 năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách, một số những nội dung chưa được Ấn Độ triển khai mạnh hoặc chưa mang lại hiệu quả xứng tầm. Để công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập được phát triển bền vững, mang lại ý nghĩa thực sự, Cộng hòa Ấn Độ cần phải có những quyết sách mang tính đồng bộ, quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích thiết thực của người dân, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo chiếm đa số ở quốc gia này.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 133 - 138)