NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991
3.2.2.1. Tăng cường, mở rộng quan hệ với các nước lớn để phát triển kinh tế * Với Trung Quốc:
kinh tế * Với Trung Quốc:
Ấn Độ xác định được rằng, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của Ấn Độ. Vì vậy với những nỗ lực hàn gắn mối quan hệ ở giai đoạn 1991- 2000 sẽ là cơ sở vững chắc cho Ấn Độ tăng cường hợp tác với quốc gia láng giềng phức tạp này. Hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, thiết lập và thúc đ y mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới. Điển hình là chuyến thăm chính
thức Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee (6/2003), Thủ tướng M.Singh (01/2008); chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo (04/2005 và 12/2010), chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hồ C m Đào (11/2006). Trong các chuyến thăm này, hai bên đã ký các văn bản như: Tuyên bố chung về “Nguyên tắc và hợp tác toàn diện Trung - Ấn” , Tuyên bố chung xây dựng quan hệ “Hướng tới đối tác hợp tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh”, Tuyên bố chung “Tầm nhìn thế kỷ XXI”, Chiến lược 10 điểm, Nghị định thư về các biện pháp xây dựng lòng tin dọc theo đường Kiểm soát thực tế. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên về vấn đề biên giới giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí thúc đ y hơn nữa mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” giữa hai nước, cùng nỗ lực xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình ổn định và cùng thịnh vượng, thiết lập “đường dây nóng” giữa Thủ tướng hai nước, cơ chế “Đối thoại chiến lược kinh tế” (đã tổ chức vòng đối thoại đầu tiên vào 02/2011), cơ chế trao đổi giữa Bộ Ngoại giao hai nước và Di n đàn các nhà quản trị doanh nghiệp Trung - Ấn (CEO)…; nối lại các hoạt động trao đổi quốc phòng; Hai bên thống nhất đánh giá, quan hệ Trung - Ấn đã “bước vào một giai đoạn phát triển toàn diện mới, nhanh”.
Năm 2013, chính phủ Ấn Độ nỗ lực đưa mối quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới, giai đoạn hợp tác hai nước đang được mở rộng và lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn nhiều so với các bất đồng. Điều đó được đánh dấu qua việc Ấn Độ mời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sang thăm Ấn Độ vào ngày 19/5/2013. Trong chuyến thăm này, hai bên đã đạt được những đột phá quan trọng đối với hai vấn đề then chốt nhất là giải quyết tranh chấp biên giới và thúc đ y quan hệ kinh tế - thương mại. Trên đà phát triển đó, Thủ tướng M.Singh lại làm cho mối quan hệ Trung - Ấn nồng ấm hơn qua chuyến thăm Trung Quốc của ông ngay sau 5 tháng đó (23/10/2013). Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1954, Thủ tướng hai nước thăm viếng nhau trong cùng một năm. Tuyên bố chung “Tầm nhìn tương lai phát triển đối với hợp tác chiến lược Trung - Ấn” cũng khẳng định hòa bình và ổn định tại biên giới Trung - Ấn là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển và thúc đ y hợp tác song phương.
Tuy nhiên, năm 2015 được đánh dấu là năm căng thẳng trong mối quan hệ hai nước. Nguyên nhân của sự căng thẳng không phải bắt nguồn từ quan hệ song
phương trực tiếp mà là do chính sách bang giao của mỗi bên với các quốc gia khác trong khu vực. Từ đầu năm 2015, Ấn Độ chuyển hướng sang Hoa kỳ khi cả hai bên cùng ký bản tuyên bố “Tầm nhìn chung về khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” nhân chuyến công du Ấn Độ của Tổng thống B.Obama. Bản tuyên bố nhấn mạnh tới việc đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không tại vùng biển Đông nơi xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Cũng trong năm này, thủ tướng Shinzao Abe cũng tới thăm Ấn Độ và có những ký kết hợp tác giữa hai nước. Cuộc đàm phán ba bên và nhiều cuộc tập trận chung giữa ba nước (Ấn Độ - Nhật Bản - Mỹ) đã được chính thức ký kết. Từ thời điểm này, Nhật Bản sẽ thường xuyên tham gia vào cuộc tập trung thường niên “Malabar’. Phía Bắc Kinh thì luôn quy cuộc tập trận này là một âm mưu ngăn chặn Trung Quốc. Như vậy, mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và Nhật Bản ngày càng được thắt chặt. Trong khi đó, cả hai cường quốc này đều là đồng minh chống lại Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đáp trả bằng cách công bố dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan” (CPEC) và thảo thuận với Nepal trong việc cung cấp xăng dầu và mở các tuyến đường thương mại và cảng biển sau khi biên giới giữa Nepal và Ấn Độ bị chặn lại. Việc hai bên chưa thực sự tin tưởng và luôn đề phòng lẫn nhau, nhất là việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, hợp tác quân sự với Pakistan; việc Trung Quốc cho rằng Ấn Độ dung túng cho Đạt Lai Lạt Ma và lực lượng Tây Tạng phản động ở Ấn Độ hoạt động chống phá Trung Quốc luôn là rào cản trong mối quan hệ giữa hai đất nước.
Cùng với những nỗ lực thúc đ y quan hệ trên lĩnh vực chính trị, chính phủ Ấn Độ không ngừng thúc đ y đàm phán hợp tác với Trung Quốc về kinh tế - thương mại, đầu tư và khoa học kỹ thuật. Hai nước đã ký Hiệp định hỗ trợ tư pháp, Hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư, Hiệp định mở cửa thương mại biên giới, Hiệp định Bangkok Năm 2004, hai nước đạt được thỏa thuận mở lại con đường dài 1.727 km từ Asam (Ấn Độ) qua Myanma tới Côn Minh (Trung Quốc). Năm 2005, hai nước ký “Quy hoạch 5 năm hợp tác kinh tế thương mại toàn diện Trung - Ấn”. Tháng 07/2006, hai bên đã mở lại “Con đường Tơ lụa Nathula” - tuyến đường buôn bán thời
cổ đại xuyên qua Himalaya sau 44 năm bị đóng cửa… Năm 2007, hai nước ký lại “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần” và Bản ghi nhớ “đơn giản hóa thủ tục kiểm tra hàng xuất - nhập kh u”… Đáng chú ý, hai nước đang xúc tiến đàm phán về việc thiết lập khu vực tư do thương mại. Chính vì thế, thương mại song phương giai đoạn này luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 1991 kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 0,264 tỷ USD đến năm 2000 đạt 2,92 tỷ USD, 41,85 tỷ USD năm 2008, năm 2010 đạt 61,74% tỷ USD (vượt xa mục tiêu hai bên đặt ra là đạt 40 tỷ USD) và năm 2011 đạt 66 tỷ USD, [133, tr.4-5] năm 2012 là 73,9 tỷ USD, năm tài khóa 2013 - 2014 đạt 78,5 tỷ USD [134, tr4]
Như vậy, tuy quan hệ hai nước có những bước thăng trầm nhưng nhìn chung đã có những cải thiện rõ nét mang lại lợi ích quốc gia cho cả hai dân tộc. Việc mâu thuẫn trong giải quyết vấn đề biên giới, mối quan hệ bang giao giữa hai nước với các quốc gia khác, những e ngại trong việc xây dựng niềm tin là rào cản lớn đối với mối quan hệ Trung - Ấn. Để quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ được toàn vẹn và bền vững, chính quyền của Thủ tướng N.Modi cần có những điều chỉnh phù hợp, linh hoạt mềm dẻo, giải quyết các mâu thuẫn trên thương lượng, đàm phán hòa bình, tăng cường sự hiểu biết để tạo môi trường hòa bình ổn định cho cả hai quốc gia.
* Với Mỹ:
Ngay sau khi Tổng thống George Bush lên nắm quyền , tháng 01/2001, Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee thăm Mỹ và hai bên ra Tuyên bố chung về “quan hệ đối tác chiến lược” khẳng định tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực, nối lại đối thoại và tăng cường hợp tác về hạt nhân, khoa học kỹ thật, hàng không vũ trụ, quốc phòng, chống khủng bố, an ninh hàng hải… Sau khi nước Mỹ xảy ra thảm họa ngày 11/9, Ấn Độ xích lại gần Mỹ hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Ấn Độ chủ động đề xuất hợp tác toàn diện với Mỹ và gợi ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Ấn Độ phục vụ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Tháng 07/2005, Thủ tướng M.Singh thăm Mỹ, hai bên ra Tuyên bố chung, ký “Hiệp định xác định lộ trình hợp tác Ấn - Mỹ”. Tháng 03/2006, Tổng thống G.Bush thăm Ấn Độ, hai bên ra “Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược đối phó
với những thách thức của thể kỷ XXI”. Tổng thống G.Bush tuyên bố: “Ấn Độ là một quốc gia trách nhiệm và có công nghệ hạt nhân tiên tiến, Ấn Độ cũng cần được đối xử giống như các nước khác”. Đáng chú ý, hai nước ký “Hiệp ước hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự” (Hiệp định hạt nhân 123). Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Ấn Độ công nghệ, nhiên liệu và lò phản ứng hạt nhân dân sự và quân sự, đổi lại Ấn Độ phải tách rời cơ sở hạt nhân dân sự và quân sự, đặt 14 cơ sở hạt nhân dưới sự kiểm soát của IAEA. Mỹ cũng tiến hành sửa đổi “Quy định hạn chế xuất kh u” để các doanh nghiệp Mỹ có thể giúp Ấn Độ xây dựng các lò phản ứng, cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận động các nước hữu quan cho Ấn Độ tham gia vào chương trình thử nghiệm nhiệt hạch hạt nhân quốc tế và các dự án nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân thế hệ 4. Trong chuyến thăm Mỹ (tháng 08/2007) của Thủ tướng M.Singh, hai bên quyết tâm chuyển hóa quan hệ giữa hai nước và thiết lập một số chiến lược toàn cầu”.
Khi Tổng thống B.Obama lên nắm quyền, Ấn Độ càng nỗ lực thúc đ y mối quan hệ Ấn - Mỹ phát triển lên tầm cao mới. Đặc biệt Ấn Độ cam kết cho Mỹ độc quyền xây các nhà máy điện hạt nhân, đổi lại Mỹ ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an LHQ, thành viên đầy đủ trong hệ thống kiểm soát xuất kh u đa phương. Ngoài ra, hai nước hiện đã thiết lập khoảng 25 cơ chế đối thoại và tham vấn trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến chiến lược, quân sự, an ninh toàn cầu, trong đó có cơ chế Đối thoại chiến lược thường niên Ấn - Mỹ (cơ chế này đã tổ chức họp được 2 kỳ vào năm 2010 và 2011). Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ M.Singh năm 2013 lại một lần nữa khẳng định Ấn Độ muốn thúc đ y mối quan hệ “không thể thiếu” của nhau trong thế kỷ XXI.
Trước khi Tổng thống Obama rời nhà trắng, Thủ tướng N. Modi đã có chuyến thăm tới Mỹ. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung Mỹ - Ấn: Đối tác bền vững trong thế kỷ XXI” và đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược dựa trên các giá trị chung về tự do, dân chủ, quyền con người, bình đẳng và pháp trị.
Về kinh tế - thương mại, đầu tư: Quan hệ kinh tế được hai nước xác định là một trong những trụ cột trong quan hệ song phương. Vì vậy, Ấn Độ luôn nỗ lực đ y mạnh quan hệ mối quan hệ chính trị tốt đẹp để phục vụ lợi ích kinh tế. Trong tuyên bố chung này 24/11/2009, nguyên thủ hai nước đã nhất trí thiết lập “Quan hệ đối tác
kinh tế - tài chính” nhằm thúc đ y hợp tác trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tài chính và đầu tư. Năm 2010, hai nước ký “Sáng kiến đối tác chiến lược kinh tế và tài chính” và “Hiệp định Khung hợp tác thương mại và đầu tư”. Hiện Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Mỹ. Trong năm 2010, kim ngạch xuất kh u của Ấn Độ sang Mỹ đạt 24,5 tỷ USD và Mỹ xuất kh u sang Ấn Độ đạt 21,4 tỷ USD. Tổng thương mại hàng hóa song phương từ mức rất khiêm tốn 5,6 tỷ USD năm 1990 đã tăng lên 62,8 tỷ USD trong năm 2012, năm 2014 đạt 66,9 tỷ USD; tính đến quý 3 năm 2015, đạt 51,11 tỷ USD [139, tr.3]. Mỹ vẫn là “bạn hàng” xuất kh u lớn nhất của Ấn Độ với các mặt hàng chủ yếu là dược ph m, công nghệ thông tin và khoáng sản,... và nhập kh u từ Mỹ máy bay và phụ tùng linh kiện hàng không, điện tử và linh kiện điện tử, nguyên - vật liệu, phân bón, máy móc, đá, kim loại, thiết bị y tế…
Hiện nay, Mỹ là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 4 của Ấn Độ. Tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ vào Ấn Độ từ năm 2000 - 2014 lên tới 11,1 tỷ USD chiếm 6% tổng số vốn FDI vào Ấn Độ. Hầu hết các công ty, tập toàn lớn của Mỹ như IBM, Boeing, Lockheed Martin, Westinghouse, Motorola, Enron Coca Cola, Pepsico, Wal-Mart, Merrill Lynch, AT&T, Raytheon, Kellogg, Procter & Gamble và Ford hiện đã có mặt tại Ấn Độ.
Tóm lại, với chiến lược điều chỉnh chính sách ngoại giao với cường quốc thế giới, quan hệ Ấn Độ - Mỹ đã có những phát triển vượt bậc, chuyển từ “cấm vận”, “trừng phạt” sang quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược”. Hiện nay, Ấn Độ coi phát triển quan hệ với Mỹ là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, là nhân tố bảo đảm hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, cũng như ngăn chặn ảnh hưởng của Trung quốc ở khu vực Nam Á.
* Với Liên Bang Nga:
Sau chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin đến Ấn Độ năm 2000, Ấn Độ đã triển khai một loạt các chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp tới Nga như chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee đã có chuyến thăm nước Nga (11/2003), Tổng thống Ấn Độ Avul Pakir Jainulabdeen Kalam (5/2005), Thủ tướng Ấn Độ M.Singh (12/2005 và 11/2007). Trong những chuyến thăm này, lãnh đạo hai bên đã
ký Tuyên bố chung về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, ký kết về một số thỏa thuận buôn bán và hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, hàng không vũ trụ, tài chính ngân hàng, văn hóa, năng lượng quốc phòng, nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ… Hai bên cũng ký Hiệp định hợp tác giữa hãng hàng không vũ trụ Liên bang Nga và Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ, Hiệp định bảo vệ công nghệ kỹ thuật trong trường hợp phát triển, khai thác và sử dụng hệ thống vệ tinh toàn cầu vì mục đích hòa bình, Hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự song phương, Hợp tác thăm dò mặt trăng, sản xuất máy bay chiến đấu mới, trấn áp buôn lậu ma túy, xây dựng các lò phản ứng hạt nhân...
Nhận thấy quan hệ kinh tế chưa xứng tầm với quan hệ chính trị, trong chuyến thăm Nga lần thứ ba (tháng 12/2009), Thủ tướng Ấn Độ M. Singh bày tỏ mong muốn thúc đ y mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đi vào chiều sâu. Bên cạnh những hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong các lĩnh vực như năng lượng hạt nhân hòa bình, nghiên cứu vũ trụ, chế tạo hàng không, khoa học và công nghệ quốc phòng, Thủ tướng Ấn Độ mong muốn nâng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai quốc gia lên 10 tỷ USD/năm. Ông đã gọi Nga là “người bạn lớn” của Ấn Độ, điều này minh chứng cho mối quan hệ tầm cao Nga - Ấn. Đặc biệt, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Medvedev tháng 12/2010, hai bên đã quyết định nâng tầm “quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn” thành “đối tác chiến lược đặc biệt và ưu đãi”. Hai bên cũng đã ký nhiều văn kiện, hiệp định, thỏa thuận hợp tác, như: Hiệp định liên chính phủ về hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011
- 2020; Hiệp ước hợp tác hạt nhân vì mục đích hòa bình mới (Nga giúp Ấn Độ xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ của nhà máy điện hạt nhân; ký thỏa thuận Nga cải tiến tàu sân bay Goóc-scốp, trị giá 2,3 tỷ USD cho Ấn Độ (bàn giao vào cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013), Ấn Độ mua của Nga 29 máy bay MiG-29K