QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 34 - 38)

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “độc lập dân tộc” của một nước vừa là tính từ vừa là danh từ. Trên phương diện tính từ thì độc lập dân tộc là không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác; còn trên phương diện danh từ thì độc lập dân tộc là trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác [44, tr.342].

Trong tác ph m Cương lĩnh về vấn đề dân tộc, V.I.Lê-nin đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc phù hợp với đặc điểm tình hình quốc gia lúc bấy giờ, đồng thời giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc trong thời đại chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Đó là việc mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết, tự chủ đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc mình, bao gồm tự quyết về chính trị - xã hội và con đường phát triển. Quyền tự quyết cũng được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập dân tộc hay quyền tự nguyện liên hiệp là giữa các quốc gia dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động về mục tiêu hòa bình, phát triển, phồn vinh và hữu nghị. Đây là một quan điểm tiến bộ, khắc phục được những hạn chế của các quan niệm trước kia.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không phải một khái niệm chung mà nó chứa đựng những nội dung cụ thể, cốt tử. Trong tư tưởng của Người, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập dân tộc là quốc gia đó phải có quyền tự quyết trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”[41, tr.146]; độc lập dân tộc bao

giờ cũng gắn với tự do dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân: “Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm được gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no, mặc đủ...” [40,tr.258]

Theo Hiến chương Liên hợp quốc (1945) và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (1970) đã xác định nội hàm của độc lập dân tộc bao gồm quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người cơ bản, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tự nguyện tiến hành các cam kết quốc tế.

Theo Thủ tướng Ấn Độ qua các thời kỳ: Dù lãnh đạo đất nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều cho rằng Ấn Độ chưa thực sự độc lập nếu người dân còn nghèo khổ, bất bình đẳng. Ngay từ khi Ấn Độ chưa giành được độc lập, Mahatma Gandhi đã từng mơ ước về một Ấn Độ độc lập mà ở đó “người nghèo nhất trong số những người nghèo cảm thấy quốc gia - dân tộc này là thuộc về họ và họ có một vai trò trọng yếu trong việc xây dựng đất nước; một Ấn Độ độc lập mà ở đó không có sự phân biệt đẳng cấp, sắc tộc, mọi cộng đồng người sống trong sự hài hòa và là bằng hữu; một Ấn Độ độc lập mà người phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng [142]. Còn theo Jawaharlal Nehru, độc lập dân tộc là người dân phải có chủ quyền; độc lập dân tộc phải kết thúc được nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật và bất bình đẳng. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 51 năm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/1998), Thủ tướng Shri Atal Bihari Vajpayee nhấn mạnh:“Độc lập dân tộc là sự hòa hợp giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc và hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc phải gắn với dân chủ và chủ nghĩa thế tục”

[102, tr.2]. Đồng thời, Thủ tướng Shri Atal Bihari Vajpayee cũng trích dẫn quan điểm của nhà chính trị gia nổi tiếng của Ấn Độ - Bharat Ratna Baba Sahed Ambedkar, nguyên Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên thuộc Chính phủ của Thủ tướng J.Neru: “Độc lập về chủ quyền và chính trị thì chưa được gọi là hoàn toàn độc lập nếu không có độc lập về kinh tế và xã hội” [102, tr.3]. Thủ tướng Manmohan Singh

cũng cho rằng:

Ấn Độ độc lập là một Ấn Độ thống nhất trong đa dạng, không bị phân biệt bởi đẳng cấp, tín ngưỡng và giới tính; một Ấn Độ mà ở đó không một người dân hay miền vùng nào bị đứng ngoài lộ trình phát triển của đất nước; một Ấn Độ mà mọi công dân có thể sống bằng ph m giá, sự tôn trọng, duyên dáng và đầy hy vọng, nơi mà mọi công dân cảm thấy tự hào khi nói rằng: tôi là người Ấn Độ; một Ấn Độ được sống trong hòa bình với tất cả các nước láng giềng và tất cả các quốc gia trên toàn thế giới; một Ấn Độ có được một vị trí đích thực trong lòng các bạn bè quốc tế [105, tr3].

“Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” trong bối cảnh hiện nay là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm làm cho nền độc lập dân tộc trở nên bền vững, chắc chắn hơn; là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, phá hoại để giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc; là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế [44, tr .233]. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/2017), Thủ tướng N.Modi nhấn mạnh về củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc: “An ninh quốc gia được chú trọng và ưu tiên hàng đầu, bao gồm chủ quyền trên biển, biên giới lãnh thổ, không phận và không gian mạng. Ấn Độ có khả năng giữ gìn và đảm bảo an ninh quốc gia của mình và đủ mạnh để chống lại bất kỳ sự đe dọa xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta” [101, tr.3]. Cũng theo ông N.Modi, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc là đất nước phải được tự do, dân tộc phải được giải phóng, người dân được thực hiện những điều hết sức cụ thể, hiện thực và bình dị:

Giải phóng dân tộc là khi đất nước được tự do: người thầy giáo được giảng bài trên lớp, người nông dân được làm việc trên cánh đồng, người công nhân được làm việc trong nhà máy, người dân được đoàn tụ trong bữa tối sau giờ làm việc trở về nhà. Tất cả họ đều biết trong trái tim mình, bất kỳ điều gì họ đang làm đều xây dựng cho nền độc lập của đất nước [101,tr.5].

Theo các học giả Việt Nam, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngoài việc phải giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quốc gia

phải coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tích cực bắt nhịp với nền kinh tế toàn cầu, khắc phục sự mất cân đối, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc..., hướng tới sự đồng thuận, gắn kết dân tộc; tăng cường hiệp thương chính trị giữa các lực lượng trong nước nhằm ổn định thể chế; linh hoạt trong xử lý các điểm nóng nhằm hóa giải các mâu thuẫn và nguy cơ bùng nổ từ bên trong... Nền độc lập của các nước bị đe dọa bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống [30,36,49]. Vì vậy, để củng cố và bảo vệ độc lập, các nước đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi vừa mang tính tổng kết, toàn diện vừa mang tính cụ thể, đặc thù nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, hóa giải thành công các nguy cơ do tác động xấu từ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Như vậy, “Độc lập dân tộc”,“củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” là khát vọng chính đáng của các dân tộc trên thế giới, bao gồm quyền làm chủ và phát triển đất nước, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ trong quan hệ với các dân tộc khác dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Độc lập dân tộc là một chân lý có ý nghĩa lý luận và thực ti n quan trọng, là giá trị tinh thần cao cả không chỉ đối với Ấn Độ mà còn là giá trị mang tính phổ quát đối với tất cả các dân tộc đã hoặc đang đấu tranh để giải phóng dân tộc và tìm con đường phát triển phù hợp cho đất nước mình. Củng cố độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Ấn Độ là một bộ phận cấu thành của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Cộng hòa Ấn Độ trong tình hình mới. Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc còn là yêu cầu tất yếu của hội nhập, là yếu tố bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế.

Tóm lại, tác giả có thể đưa ra quan niệm về “độc lập dân tộc”, “củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” với các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, độc lập dân tộc của Ấn Độ cần được hiểu là sự độc lập về chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập về quyền tự chủ, tự quyết của Ấn Độ trong việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại mà không bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào.

được môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đoàn kết, thống nhất trong đa dạng; tập trung xây dựng một nền kinh tế phát triển, một nền quốc phòng đủ mạnh, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội còn tồn tại ở đất nước đông dân thứ hai thế giới này như phân biệt đẳng cấp, phân hóa giàu nghèo, mù chữ, bệnh tật...

Thứ ba, độc lập dân tộc có mối quan hệ biện chứng với củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia và hội nhập quốc tế; chịu tác động từ cả yếu tố an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Để củng cố và bảo vệ độc lập trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Ấn Độ cần có những chính sách đối ngoại linh hoạt mềm dẻo nhằm cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, hài hòa với các nước láng giềng khu vực, phát huy vai trò của Ấn Độ trong giải quyết các vấn đề quốc tế... trong đó đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 34 - 38)