Tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách hướng Đông

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 117 - 119)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.2.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách hướng Đông

Thời kỳ này Ấn Độ ráo riết triển khai Giai đoạn thứ hai (2002 - 2014) của Chính sách hướng Đông. Đây là giai đoạn được đánh dấu là “hướng Đông” mở rộng, trải dài từ Australia tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm, trong đó hợp tác về an ninh - quốc phòng, ngoại giao văn hóa được chú trọng phát triển. Sau khi trở thành Thủ tướng của Ấn Độ (5/2014), ông N.Modi đã chuyển “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông” (Act East) cho thấy nước này đang nỗ lực biến các tuyên bố và cam kết thành hành động để nâng quan hệ đối tác với khu vực Đông Nam Á và Đông Á lên một tầm cao hơn.

Để đạt được mục tiêu của chính sách, tiếp sức cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập, chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ nỗ lực không ngừng thúc đ y mối quan hệ về mọi mặt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước ASEAN, thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực sau:

Về chính trị: Ngay sau khi chính sách được triển khai, Ấn Độ và ASEAN đã thiết lập mối quan hệ đối thoại từng phần năm 1992 và nâng lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ năm 1995. Tháng 11/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ nhất được tổ chức tại Cambodia, hai bên thống nhất nâng mối quan hệ lên thành đối tác cấp cao. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung” được tổ chức tại New Dehli đã thông qua Tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối thoại Ấn Độ - ASEAN lên thành đối tác chiến lược. Hiện nay, hai bên đã thiết lập các cơ chế đối thoại và hợp tác gồm có: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị sau Ngoại trưởng ASEAN (PMC) trong khuôn khổ ASEAN +10 và ASEAN +1, Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, di n đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ủy ban Hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc chung Ấn Độ - ASEAN. Cũng

trong suốt hơn 25 năm qua, lãnh đạo Ấn Độ và các nước thành viên thành viên ASEAN thường xuyên trao đổi các cuộc viếng thăm của lãnh đạo cấp cao, ký hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về mọi lĩnh vực, tạo điều kiện pháp lý cho Ấn Độ hợp tác sâu rộng với các nước ASEAN. Điều này giúp Ấn Độ có thêm sức bật để củng cố và bảo vệ độc lập của mình trong tình hình mới.

Ngay sau khi nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông”, Thủ tướng N. Modi bắt đầu chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, với điểm đến đầu tiên là Myanmar (11/11/2014), Thủ tướng Modi muốn chuyển đi một thông điệp rằng chính phủ của ông sẽ thực hiện các cam kết và hành động theo các tuyên bố đối tác lâu dài với khu vực, vốn đang mong muốn hoàn thành việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chính phủ của Thủ tướng N.Modi nhậm chức, Ngoại trưởng Sushma Swaraj đã thăm khu vực Đông Nam Á 3 lần: tới Myanmar, Singapore và Việt Nam. Các trụ cột chính trong “Hành động ở phía Đông” đã thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ đối với ASEAN ở các lĩnh vực thương mại, kết nối khu vực, văn hóa, sáng tạo và giao lưu nhân dân.

Về kinh tế, thương mại, đầu tư, kỹ thuật và khoa học công nghệ: Với quan hệ chính trị tốt đẹp cùng với hàng loạt các văn kiện trên lĩnh vực kinh tế quan trọng được ký kết tạo điều kiện cho hai bên phát triển hợp tác kinh tế, thương mại. Đáng chú ý nhất là: Ấn Độ và ASEAN đã ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2003, trên cơ sở đó, hai bên đã ký Hiệp định tự do thương mại về hàng hóa (AITIG) năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) và FTA về dịch vụ và đầu tư tháng 11/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015); hai bên khẳng định quyết tâm tham gia tích cực trong đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); xây dựng Hành lang kinh tế Mê Kông - Ấn Độ... Việc thành lập Cộng đồng kinh tế AEC vào ngày 31/12/2015 tạo điều kiện rất lớn cho các công ty của Ấn Độ trong việc xuất kh u hàng hóa thành ph m với các nước ASEAN đồng thời giảm giá chi phí trong quá trình sản xuất cũng như các thủ tục trong việc lưu thông hàng hóa tại các quốc gia này.

Với tinh thần ấy, hợp tác kinh tế giữa hai bên không ngừng phát triển. Hiện nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ sau Trung Quốc, EU và

Mỹ. Thương mại hai chiều năm 2000 - 2001 chỉ đạt 7 tỷ USD, năm 2004 (sau một năm ký Hiệp định khung năm 2003) đạt 13 tỷ USD, tăng lên trên 21 tỷ USD năm 2005 - 2006 và đạt 76.53 tỷ năm 2014 - 2015 và giảm xuống 65.04 tỷ USD vào năm 2015-2016 (trong đó xuất kh u của Ấn Độ tới ASEAN là 25,2 tỷ USD chiếm 9,6% tổng xuất kh u của Ấn Độ và Ấn Độ nhập kh u từ ASEAN là 39,84 tỷ chiếm 10,5% tổng nhập kh u của Ấn Độ). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại vẫn còn rất lớn (0,5 tỷ năm 2005 - 2006 và 14,6 tỷ năm 2015 - 2016). Đầu tư trực tiếp FDI từ ASEAN vào Ấn Độ tính từ giữa tháng 4/2000 đến tháng 5/2016 là khoảng 49.40 tỷ USD, trong đó FDI từ Ấn Độ vào ASEAN từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2015 là 38.672 tỷ USD [140, tr.2]. Singapore là nước đầu tư mạnh nhất vào Ấn Độ, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Ấn Độ, tiếp sau đó là Malaysia. Lĩnh vực chủ yếu mà ASEAN đầu tư là lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, xây dựng...

Bên cạnh đó, hai bên cùng đ y mạnh hợp tác trên các lĩnh vực không gian vũ trụ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa, giáo dục và đối thoại nhân dân

3.2.3.Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 117 - 119)