Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 70 - 75)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế

Ngay sau khi lên cầm quyền, cùng với Bộ trưởng Tài chính Manmohan Singh, chính phủ mới của Thủ tướng N.Rao đã tập trung vạch ra những định hướng phát triển kinh tế với 4 trọng tâm:

- Lấy lại cân bằng kinh tế vĩ mô, giảm bớt thâm hụt ngân sách chính phủ, kiềm chế lạm phát;

- Tăng hiệu quả kinh tế khu vực quốc doanh bằng cách tái cấu trúc;

- Thúc đ y phát triển doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài; - Từng bước tự do hóa thị trường tài chính, thả nổi một phần đồng Rupee, giảm thuế quan, thúc đ y xuất nhập kh u.

Ngay sau khi chiến lược cải cách được chính phủ mới phê chu n, ở Ấn Độ đã dấy lên một làn sóng mới về tự do hóa kinh tế nhằm tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, thương mại, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Cải cách kinh tế vĩ mô bao gồm thay đổi ngay các chính sách kinh tế nhằm vào các mục tiêu

trước mắt, giảm nhu cầu của kinh tế Ấn Độ vào nguồn tài chính bên ngoài qua cải thiện cán cân thanh toán và giữ lạm phát ở mức thấp, có thể kiểm soát được; cải thiện cán cân thanh toán có thể đạt được qua giảm giá nội tệ, giảm nhu cầu nhập kh u, tăng xuất kh u; điều chỉnh cơ cấu kinh tế bao gồm thay đổi cơ bản cách hoạt

động của nền kinh tế; hiện đại hóa cơ cấu của nền kinh tế hướng tới các mục tiêu lâu dài; sắp xếp lại các ưu tiên và xem xét lại các công cụ thực hiện chính sách. Mục đích chính là giảm vai trò điều tiết của nhà nước liên quan tới khu vực tư nhân, giảm vai trò của kinh tế quốc doanh, cho phép giá và thu nhập thích ứng một cách tự do với thị trường, mở cửa nền kinh tế cho thương mại và đầu tư quốc tế.

Giai đoạn đầu của chiến lược cải cách được cụ thể hóa ở các Kế hoạch 5 năm lần thứ tám và Kế hoạch 5 năm lần thứ chín. Tư tưởng chủ đạo của các Kế hoạch này là cải cách chính sách kinh tế vĩ mô với các lĩnh vực được ưu tiên như nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, tài chính - tiền tệ - ngân hàng. Các chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực đã được triển khai và đem lại hiệu quả, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, duy trì, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong tiến trình cải cách trong nước và mở cửa hội nhập quốc tế.

* Về nông nghiệp: Trong Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 8 (1992 - 1997), chính phủ khẳng định: “Ngành nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước, nó cung cấp những nhu cầu cơ bản cho xã hội và nguyên liệu thô cho một số phân khúc quan trọng của nền công nghiệp Ấn Độ..., vì vậy, phải dành cho nó những ưu tiên nhất định, cải cách nông nghiệp để tạo ra nguồn cung cấp lương thực” [103]. Với chủ trương trên, Ấn Độ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp trong quá trình cải cách như: Cân bằng phát triển nông nghiệp giữa các miền vùng; phát triển cuộc Cách mạng xanh đồng đều trên các khu vực trong cả nước; đầu tư phát triển các nguồn nước, việc sử dụng phân bón, cải tạo và khai thác đất hoang; nâng cao vai trò của hộ nông dân vì kinh tế hộ vẫn giữ vai trò lớn trong nền nông nghiệp Ấn Độ; Tháng 4/1995, kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng đã được đưa ra; Vào những năm cuối của giai đoạn thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ tám, Ấn Độ rơi vào giai đoạn khủng hoảng về chính trị và khủng hoảng kinh tế do tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997 - 1998) đồng thời nhiều nước cấm vận Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân tháng 5/1998, nền kinh tế Ấn Độ lại gặp rất nhiều khó khăn. Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1997 - 2002) với chủ trương “nhất trí ưu tiên cho nông nghiệp và phát triển nông thôn” với mục tiêu là

tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: “Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 thông qua ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo việc làm có hiệu quả và xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế với giá cả ổn định; đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội...” [103].

Triển khai chủ trương của Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1997 - 2002), chính phủ Ấn Độ đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp; lập quỹ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên; chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang; quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; áp dụng tiến bộ khoa học để tăng sản lượng lương thực tại miền Đông và Đông Bắc; mở rộng và củng cố hợp tác xã; thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất; xây dựng Chương trình quốc gia về công nghiệp hóa nông thôn triển khai ở 100 nhóm làng xã mỗi năm. Từ tháng 4/1995, thực hiện kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng, theo đó, phí bảo hiểm được phân chia giữa các bang theo tỷ lệ 1:2. Ngày 28/7/2000, chính phủ Ấn Độ công bố Chính sách nông nghiệp

mới với mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng hàng năm phải đạt trên 4% (lúc đó nông nghiệp chỉ

tăng 1,5%/năm) và phát triển một ngành nông nghiệp bền vững.

* Về công nghiệp: Ngày 24/7/1991 chính phủ của Thủ tướng Narashimha Rao đã ban hành Chính sách công nghiệp mới. Mục tiêu của chính sách này là “giúp ngành công nghiệp Ấn Độ thoát khỏi hệ thống kiểm soát quan liêu khắt khe” và dựa trên những thành tựu đã đạt được trước đây để khắc phục những yếu kém trong hệ thống, bãi bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, giải phóng các doanh nghiệp địa phương khỏi những hạn chế của Đạo luật cũ.., duy trì tăng trưởng bền vững cả về năng suất và việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1992 -1997) đưa ra các biện pháp nhằm bãi bỏ các quy định trong công nghiệp cụ thể là cắt giảm các danh sách ngành công nghiệp buộc phải có giấy phép và chính sách quản lý giá (đề xuất bãi bỏ sự kiểm soát của chính phủ về giá). Tiếp đến, Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1997- 2002) khẳng định: “Những kiểm soát hiện có ở cấp chính phủ cần phải xem xét lại để hướng tới tự do hóa cao hơn. Ngành công nghiệp của Ấn Độ phải được giải phóng khỏi sự can thiệp

của chính phủ và quan liêu không cần thiết” [103].

Cũng trong giai đoạn này, chính phủ bắt đầu đưa ra chiến lược phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ vũ trụ và công nghệ thông tin. Trước đây, ngành công nghệ vũ trụ của Ấn Độ được coi là tụt hậu so với nhiều quốc gia khác, nhưng đến tháng 10/1994, Ấn Độ lần đầu tiên đã phóng thành công Tàu vệ tinh Địa cực (Polar Satelite Launch Vehicle - PSLV) và lần thứ hai vào tháng 3/1996 đã đánh dấu một bước tiến lớn của ngành vũ trụ Ấn Độ, khẳng định Ấn Độ có khả năng trong lĩnh vực này. Thành công này là động lực thúc đ y sự phát triển tiếp theo của ngành. Với sự kiện phóng thành công Vệ tinh địa tĩnh (GSLV) đầu tiên vào năm 1998 đánh dấu Ấn Độ trở thành một nước có thể phóng các vệ tinh vi n thông thế hệ INSAT.

*Về thƣơng mại, dịch vụ và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài:

Chính sách thương mại của Ấn Độ từ 1991 đã chuyển đổi từ chính sách tự cung tự cấp sang chính sách mở cửa và hướng ngoại. Chính sách này quy định bỏ việc cấp giấy phép xuất, nhập kh u hầu hết các mặt hàng chỉ trừ một số ít mặt hàng có tính chiến lược liên quan đến an ninh quốc phòng. Hàng rào thuế quan được giảm mạnh qua từng năm, đồng Rupee được chuyển đổi hoàn toàn trong lĩnh vực thương mại. Chính phủ ban hành Chính sách xuất, nhập kh u năm 1997 - 2002, theo đó, chuyển 542 mặt hàng từ danh sách hạn chế thu nhập lâu nay sang danh sách tự do nhập kh u, chuyển 60 mặt hàng từ danh sách cấp giấy phép đặc biệt sang danh sách tự do nhập kh u...[38, tr.55]. Các thủ tục cấp giấy phép xuất kh u cũng được đơn giản hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như ngọc trai, đồ trang sức, chế biến nông sản, điện tử... Đồng thời, Ấn Độ tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Đầu năm 1999, Ấn Độ đã thành lập một Ủy ban về thương mại chịu trách nhiệm thảo ra các chiến lược nhằm thúc đ y và khắc phục những trở ngại về thương mại.

Trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc chú trọng phát các ngành chế tạo và các mặt hàng xuất kh u trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế thì Ấn Độ lại chú trọng vào ngành dịch vụ. Đây là ngành đóng vai trò là nhân tố chính của sự tăng trưởng kinh tế bao gồm các lĩnh vực như thương mại,

khách sạn, vận tải, truyền thông, công nghệ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ kinh doanh, hành chính công, xây dựng,...Cùng với sự phát triển kinh tế, sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ở Ấn Độ có lực lượng nói tiếng Anh đông đảo đã tạo điều kiện cho quốc gia này phát triển ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thế giới. Tại Ấn Độ, trong những năm 80 của thế kỷ XX, khu vực dịch vụ chủ yếu do nhà nước thống trị, giá của các mặt hàng dịch vụ được ấn định bởi chính phủ. Bắt đầu từ những năm 90, với chính sách tự do hóa kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể tham gia vào lĩnh vực này. Chính phủ từng bước điều chỉnh và ban hành các chính sách trong từng lĩnh vực, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước tháo gỡ các rào cản để thu hút nguồn lực thúc đ y ngành dịch vụ đầy tiềm năng này.

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ từ năm 1991 cũng có những điều chỉnh cơ bản. Chính sách tự do hóa FDI trước hết được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài được phép lên tới 51% đối với 35 ngành công nghiệp ưu tiên. Lộ trình cho hoạt động hợp tác công nghệ nước ngoài được đăng ký tự động. Năm 1996, việc phê chu n FDI tự động được mở rộng, từ 35 ngành lên tới 111 ngành công nghiệp, theo bốn danh mục với phạm vi tự do hóa từ 50 - 100% vốn FDI. Năm 2000, chính phủ đưa ra chương trình Automatic Route, theo đó tất cả các lĩnh vực hoạt động được cấp phép 100% vốn FDI khi đầu tư trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) trong vòng 30 ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước đối với ngành.

*Về tài chính - tiền tệ, ngân hàng: Có thể khẳng định, Ấn Độ thành công trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế là nhờ vào sự cải cách có hiệu quả của khu vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng bởi đây là nguồn lực chủ yếu trợ giúp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Ấn Độ. Những năm đầu của cải cách Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) tập trung vào việc duy trì các ngân hàng đã có và tăng sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Năm 1994,

tự do hóa bắt đầu với việc cho phép sự tham gia của các ngân hàng tư nhân.

Ngày 16/11/1999, chính phủ đã thông qua “Chương trình vì một nước Ấn Độ kiêu hãnh và phồn vinh” với các chiến lược cụ thể: cải cách kinh tế trong nước đi đôi với mở cửa kinh tế nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ; tăng cường phát triển nông nghiệp và nông thôn; thúc đ y các ngành dựa trên trí tuệ; củng cố và hiện đại hóa các ngành truyền thông như dệt, da, chế biến nông ph m và các ngành sản xuất nhỏ; đ y mạnh cơ sở hạ tầng, tập trung vào năng lượng, giao thông, vi n thông, đường sắt và hàng không; ưu tiên cao cho phát triển nguồn nhân lực qua thực hiện các chương trình và chính sách giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, đặc biệt chú ý đến người nghèo; tăng cường vai trò của Ấn Độ trong kinh tế quốc tế qua đ y nhanh xuất kh u, đầu tư (FDI), và quản lý khôn khéo các khoản nợ; thiết lập kỷ cương về ngân sách cụ thể. Mục tiêu của chính phủ mới là trong 10 năm tới sẽ xóa nạn đói, tăng gấp đôi sản lượng lương thực; biến Ấn Ðộ thành cường quốc về kĩ thuật thông tin, và là một trong những nước sản xuất và xuất kh u phần mềm lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 70 - 75)