TẦNG LỚP TIỆN DÂN

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 57 - 59)

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

TẦNG LỚP TIỆN DÂN

Người bần cùng, quyết rác, dọn nhà vệ sinh

Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 đã chính thức loại bỏ việc phân biệt đẳng cấp nhưng trên thực tế cho thấy nó vẫn tồn tại trong ý thức xã hội của rất nhiều người dân Ấn Độ. Nó cũng là nguyên nhân của những vụ xô xát, mâu thuẫn thậm chí giết người ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, vấn đề bất bình đẳng về giới tính, nạn tham nhũng, tình trạng bạo động xã hội vẫn tồn tại dai dẳng tại đất nước thế tục này. Những đặc điểm xã hội này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ.

Người Ấn Độ có bản tính ôn hòa, nhẫn nại nhưng lại rất kiên định và độc lập. Họ rất tự hào với bản sắc văn hóa và nền độc lập riêng của mình [57,tr.103]. Họ có bản tính tự lực, tự cường và không chấp nhận sự núp bóng người khác. Điều này thể hiện ở việc họ luôn khao khát và quyết tâm giành độc lập từ thực dân Anh cũng như độc lập với Mỹ trong việc củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Họ luôn tôn trọng người khác và luôn mong muốn được người khác tôn trọng. Thân thiện và hiếu khách cũng là một đặc điểm điển hình của người Ấn Độ. Những đặc tính trên là do ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Silk. Theo tư tưởng chung của những tôn giáo này, hiếu khách là trách nhiệm của người dân nơi đây, là biểu tượng của tôn giáo, mỗi vị khách đến với Ấn Độ phải được thiết đãi như các đấng mà họ tôn thờ. Chính vì thế, khách hàng, khách du lịch luôn cảm thấy hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của Ấn Độ. Hơn nữa, với bản tính ôn hòa, bất bạo động mà họ học được từ M.Gandhi, họ luôn muốn giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa giải. Theo một nghiên cứu năm 2004 của Đại học St.Gallen ở Thụy Sĩ, những nhà quản lý người Ấn đang tạo ra một nền văn hóa quản trị. Đó là, họ luôn có xu hướng quan trị theo hướng xây dựng, đóng góp và có khả năng tạo được mối quan hệ êm đẹp với đồng nghiệp. Phong cách lãnh đạo của họ được kế thừa có truyền thống từ các nhà lãnh đạo đất nước. Nhân viên có cảm giác công ty đang thực sự quan tâm đến mình, có thể tạo ra lòng trung thành mạnh mẽ và một mối lương duyên bền vững, điều đó còn quý hơn cả những phần thưởng vật chất. Theo một nghiên cứu thuộc Đại học Nam New Hampshire tại Mỹ năm 2007, người Ấn luôn khiêm nhường, kiên nhẫn nhưng lại luôn có xu hướng nhìn xa trông rộng, tập trung vào các chiến lược phát triển lâu dài mạnh mẽ hơn người Mỹ. Bên cạnh đó, người Ấn không chỉ tin rằng đất nước của họ tạo ra một nền văn minh cổ xưa vĩ đại mà nó

còn là một cường quốc lớn thời hiện đại, xứng đáng được tôn trọng và đối xử như những cường quốc khác. Họ luôn có niềm tin rằng đất nước của mình có sứ mệnh phải đóng vai trò nổi bật trên thế giới [120,tr350]. Chính đặc điểm tính cách trên đã tạo cho Ấn Độ một truyền thống văn hóa đối ngoại, đó là dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và bình đẳng kinh tế trên nền kinh tế thế giới. Ấn Độ luôn quảng bá cho triết lý không liên kết trong quan hệ quốc tế và nỗ lực thể hiện là một quốc gia Châu Á “trung lập tích cực” có trách nhiệm. Lý tưởng của Ấn Độ là xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, nơi các quốc gia có thể chung sống hòa bình và thân thiện với nhau. Ấn Độ không chỉ có khát vọng giành độc lập dân tộc cho nước nhà mà luôn mong muốn tất cả các quốc gia thuộc địa trên thế giới được tự do, độc lập. Đây chính là nét văn hóa đặc trưng riêng của Ấn Độ.

2.3.2. Khái quát quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa ẤnĐộ từ khi giành độc lập (1947) đến trƣớc năm 1991

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w