Chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 90 - 99)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.1.4.3. Chính sách an sinh xã hộ

Là một quốc gia đông dân thứ hai thế giới, lại là một nước nông nghiệp, vì vậy nghèo đói, lạc hậu vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cản trở sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Quan điểm của những người đứng đầu chính phủ qua các thời kỳ đều khẳng định rằng Ấn Độ không thể độc lập trọn vẹn hoàn toàn nếu người dân phải sống trong cảnh thiếu ăn, tự tử vì nợ nần, bệnh tật...; họ mong muốn hình ảnh Ấn Độ trên trường quốc tế phải là một quốc gia có sức mạnh về quân sự, kinh tế, là người thủ lĩnh tinh thần của thế giới và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được hưởng những phúc lợi xã hội tốt nhất. Trên thực tế, mặc dù trong những năm gần đây, GDP Ấn Độ tăng trưởng nhanh, bình quân trên 7,5%, nhưng sự tăng trưởng đó chưa đến với hàng triệu người nghèo, mà chủ yếu chỉ đem lại lợi ích cho tầng lớp trung lưu, chỉ chiếm hơn 15% dân số của Ấn Độ. Còn lại trên 70% dân số sống ở nông thôn với trên 40% số hộ chưa có điện sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, không có nước sạch và chưa biết chữ. Chính vì vậy,

song song với những chính sách phát triển kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, Ấn Độ cũng triển khai một loạt các chính sách xã hội để cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là những người nông dân sống ở các vùng nông thôn. Điển hình là các chính sách sau:

Chính sách xóa đói, giảm nghèo: Kể từ năm 1991, khi Ấn Độ thực hiện công

cuộc cải cách toàn diện, chính phủ cũng nhận thấy người dân trong nước, đặc biệt là nông dân sống ở các vùng nông thôn đang phải đối mặt với nạn đói, thiếu lương thực, thiếu nước và điện sinh hoạt. Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách để xóa đói giảm nghèo như Chương trình 12 điểm (triển khai năm 1982, sửa đổi năm 2006); Chương trình Jawahar Rojgar Yojna (JRY); Chương trình Swarna Jayanti Gram Swarozgar Yojna; Chương trình tự tạo việc làm cho người nghèo đô thị, nông thôn (SEPUP), Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người có mức sống dưới mức nghèo khổ, cho người già trên 65 tuổi, người già không có lương hưu;

Chính sách giáo dục: Sau khi giành độc lập năm 1947, chỉ có 14% dân số Ấn Độ biết chữ, tỷ lệ người mù chữ ở phụ nữ chiếm đa số. Xóa nạn mù chữ là một trong những quan tâm lớn của chính phủ Ấn Độ trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây. Hàng loạt các chương trình được ban hành với mục đích phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em Ấn Độ, cung cấp những nhu cầu cần thiết tối thiểu để trẻ em có thể đến trường như: Chương trình toàn quốc biết chữ (NLM) triển khai từ năm 1998. Ngoài ra, còn có Chương trình trợ giúp dinh dưỡng cho trẻ em tiểu học (1995), Chương trình đem lại sức sống mới cho giáo dục (1994); Kết quả, sau 10 năm cải cách (1991 - 2001) tỷ lệ người biết chữ đã tăng lên 74,04%.

Chính sách y tế: Có thể nói, y tế là một khoảng trống mà chính phủ chưa có những quan tâm thỏa đáng so với các chính sách khác trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc ở giai đoạn này.

3.2. GIAI ĐOẠN 2001 - 2015

Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình và hợp tác trên thế giới được củng cố và duy trì đã góp phần làm cho các khu vực được ổn định hơn, trong đó mối quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan, Bangladesh có xu thế hòa dịu, bắt đầu quá trình hợp tác mở

ra cơ hội mới có chiều hướng tích cực. Ngày 23/9/2001, Ấn Độ đã phá được thế bao vây cấm vận của Mỹ và các nước đã từng coi Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân với nguy cơ bất ổn. Với những thành tựu to lớn trên mọi mặt của quá trình cải cách giai đoạn đầu đã tạo cơ sở vững chắc cho Ấn Độ tiến hành triển khai các kế hoạch cải cách kinh tế giai đoạn II. Mặc dù chiến lược cải cách giai đoạn II được Thủ tướng B.Vajpayee thông qua năm 1999, nhưng phải đến năm 2001 kế hoạch này mới được triển khai một cách thực sự. Cho dù phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế thì mục tiêu cốt lõi của Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2015 là không thay đổi, thực hiện xuyên suốt và nhất quán nhằm duy trì cho được: (1) bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; (2) tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế; (3) tăng cường, mở rộng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật cao; (4) đ y nhanh quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu; (5) nâng cao vai trò và vị thế của Ấn Độ trong khu vực và thế giới. Thời kỳ này, Ấn Độ cũng đ y mạnh triển khai Giai đoạn thứ hai của Chính sách hướng Đông. Đây là giai đọa được đánh dấu là “hướng Đông” mở rộng, trải dài từ Australia tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm, trong đó hợp tác về an ninh - quốc phòng, ngoại giao văn hóa được chú trọng phát triển. Sau khi trở thành Thủ tướng của Ấn Độ (5/2014), ông N.Modi đã chuyển “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông” (Act East) cho thấy nước này đang nỗ lực biến các tuyên bố và cam kết thành hành động để nâng quan hệ đối tác với khu vực Đông Nam Á và Đông Á lên một tầm cao hơn.

Như vậy, so với giai đoạn trước (1991-2000), ngoài mục tiêu chính là bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, các mục tiêu khác đã được chuyển đổi hoặc cụ thể hơn và hiệu quả hơn. Đó là, ngoại giao kinh tế, chính sách đối ngoại phục vụ chính cho phát triển kinh tế. Cùng với thời gian, mục tiêu này càng được nhận thức và triển khai một cách rõ rệt hơn; đây là một thuận lợi cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ trong thiên niên kỷ mới này

3.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế

Tư tưởng chỉ đạo trong cải cách lần II là: “Phát triển nhanh hơn, nhiều việc làm và giàu vốn”

Phương châm, biện pháp hành động: “Chính phủ xây dựng chính sách, lãnh đạo điều tiết; khu vực kinh tế tư nhân mang lại sự sinh động và hiệu quả cho môi trường cạnh tranh; các cơ quan địa phương và xã hội dân sự đảm bảo sự tham gia tích cực của nhân dân”

Lĩnh vực cải cách: ngân sách, tài chính tiền tệ, công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và kinh tế đối ngoại; chống quan liêu; nhấn mạnh đa dạng hóa chính sách xuất kh u, áp dụng lãi xuất gia tăng; chú trọng nâng cấp hạ tầng cơ sở; xóa bỏ những thủ tục và luật lệ đã lỗi thời; thúc đ y 4 ngành mũi nhọn: Hóa chất, dược ph m, dệt và cơ khí.

* Về nông nghiệp:

Chính phủ bắt đầu triển khai cụ thể Chính sách nông nghiệp mới (ban hành 28/7/2000) với các nội dung cụ thể như: tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; nâng cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa, trứng; ưu tiên điện khí hóa nông thôn và thủy lợi; xây dựng một chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản, giảm những tổn thất lãng phí trong sản xuất... Tháng 2/2002, chính phủ ban hành Luật về hàng hoá thiết yếu, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa các bang, để nông dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nước tưới.

Khác với giai đoạn trước, giai đoạn này chính phủ chú trọng các hoạt động nghiên cứu và khuyến nông để nâng cao trình độ, tiêu chu n giáo dục nông nghiệp cũng như phát triển nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Tại Hội nghị quốc gia Krishi Vigyan Kendra 2005, Thủ tướng M.Singh nhấn mạnh:

Tất cả các nền kinh tế nông nghiệp phát triển là những nền kinh tế dựa vào trình độ tri thức. Vì vậy, chúng ta cần nỗ lực trau dồi kiến thức nông nghiệp cho người dân để họ có thể ứng dụng công nghệ mới. Họ cần có những kiến thức về nông nghiệp như là một ngành kinh doanh, về sản xuất nông nghiệp, về chính sách, về thị trường... [100].

Cũng tại Hội nghị này, chính phủ cũng khẳng định Ấn Độ cần thiết phải thực hiện cuộc Cách mạng xanh lần thứ hai để tăng sản lượng nông nghiệp nhằm đáp

ứng nhu cầu dân số đông đảo đã ở con số 1,21 tỷ người. Hạt nhân của cuộc Cách mạng Xanh lần này là dốc toàn lực để ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, công nghệ mới để hiện đại hóa nông nghiệp cho năng suất cao. Tăng cường đầu tư vốn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, hỗ trợ tín dụng cho người dân với lãi suất thấp và cung cấp gói tín dụng đặc biệt cho những nhóm nông dân thuê đất canh tác; tăng cường đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp.... Tổng chi phí cho các hoạt động này trong năm tài khóa 2006 - 2007 là 7.121 vạn Rupee so với 4.500 vạn Rupee năm tài khóa 2005 - 2006 [3, tr.208]. Đồng thời chính phủ cũng sửa đổi luật của Ủy ban thị trường sản ph m nông nghiệp, Luật lương thực mới... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định về hỗ trợ giá cho nhiều cây lương thực.

Trong quá trình tranh cử, Thủ tướng N.Modi không đề cập nhiều đến chiến lược phát triển nông nghiệp, nhưng trước tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2013 – 2014 quá thấp (2%), ông đã chỉ đạo triển khai ngay cuộc Cách mạng Xanh mới (Blue Revolution). Với slogan “lab to land”, Thủ tướng N.Modi kêu gọi các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào để cải thiện chất lượng đất trồng trọt, rút ngắn thời gian canh tác, thâm canh, tăng vụ, hạn chế những tác động xấu từ khí hậu. Trong bài phát biểu tại buổi l kỷ niệm 86 năm ngày thành lập ICAR, ông nhấn mạnh:

Chúng ta không chỉ phải cải tạo đất trên một phạm vi canh tác mà còn phải giảm thời gian canh tác xuống 35 ngày thay vì 45 ngày. Chúng ta cần sản xuất nhiều mùa màng hơn từ một đơn vị đất canh tác với thời gian ít hơn và cho năng suất cao hơn”,... “Ngoài ra, chúng ta cũng phải cải thiện chất lượng vật nuôi để cho sản lượng sữa cao hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sữa của nhân dân...’’ [144].

Đặc biệt, trong cuộc Cách mạng lần này, chính phủ triển khai kế hoạch đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Chính phủ cũng tập trung xây dựng các cảng cá mới, hiện đại hóa tàu đánh cá, đào tạo cho ngư dân...

*Về công nghiệp:

kinh doanh thương mại điện tử, công nghiệp lọc dầu, các đặc thù kinh tế.... Các chính sách FDI ở Ấn Độ được xem là một trong những chính sách tự do nhất với ít rào cản; thực hiện công bằng khu vực trong lĩnh vực công nghiệp, đ y mạnh các chính sách phát triển các khu vực lạc hậu và khuyến khích sự phát triển của các khu vực nhỏ, nghèo nàn...; tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Lao động trong công nghiệp... Trong giai đoạn này chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh cho phát triển các ngành công nghiệp như ngành công nghệ thông tin; ngành công nghệ vũ trụ; ngành công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản và nhóm các ngành chế tạo như công nghiệp ô tô, công nghiệp dược ph m, công nghiệp vi n thông, công nghiệp thép và dệt may. Trong đó, ngành công nghệ thông tin và ngành công nghệ vũ trụ được xem là những ngành công nghiệp tri thức phát triển nhất ở Ấn Độ, không những giúp Ấn Độ củng cố được sức mạnh kinh tế trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập mà còn giúp Ấn Độ khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế trong lĩnh vực IT và chinh phục không gian. Nhận thức được vai trò thiết yếu của ngành IT trong việc củng cố độc lập về kinh tế, chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ đều chú trọng đến việc phát triển ngành công nghiệp này, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tháo gỡ các rào cản nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Với ngành công nghệ vũ trụ, tăng cường đầu tư và coi việc chinh phục là một nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan trọng.

*Về thƣơng mại, dịch vụ, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài

Bước tiếp theo trong tiến trình tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2015 là thực hiện những cải cách thương mại và cam kết WTO. Một trong những nội dung liên quan là sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, điều này rất quan trọng đối với phát triển công nghệ và cạnh tranh với quốc tế; sửa đổi Luật Độc quyền sáng chế (ra đời năm 1970) vào 2002, và 2005; ban hành Luật cạnh tranh 2002.

Năm 2004, chính phủ Ấn Độ ban hành Chính sách ngoại thương Ấn Độ năm 2004 - 2009 với hai mục tiêu: (1) Tăng gấp đôi tỷ trọng thương mại trên thị trường toàn cầu trong vòng 5 năm; (2) Mở rộng thương mại, coi đó là công cụ hiệu quả thúc đ y tăng trường kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngày 27/8/ 2009, Ấn Độ tiếp tục đưa ra chính sách ngoại thương mới giai đoạn (2009 - 2014), với mục tiêu mức tăng trưởng xuất kh u là 15%/năm trong hai năm tài khóa đầu (2009 - 2010 và 2010

- 2011); trong 3 năm 2011 - 2014, Ấn Độ cố gắng phấn đấu đạt mức tăng trưởng xuất kh u khoảng 25%/năm. Tháng 02/2011, chính phủ Ấn Độ đưa ra “Chiến lược xuất khẩu mới” nhằm tăng gấp đôi kim ngạch xuất kh u lên 450% tỷ USD vào năm 2014. Để đạt được những mục tiêu trên, chính phủ Ấn Độ sử dụng các công cụ chính sách kết hợp bao gồm: hỗ trợ tài chính, thay đổi cơ chế, hợp lý hóa các thủ tục, nâng cao khả năng thâm nhập thị trường trên toàn thế giới và đa dạng các thị trường xuất kh u. Cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan tới xuất kh u; giảm chi phí giao dịch và hoàn trả toàn bộ tất cả các loại thuế và phí gián tiếp..

Ngành dịch vụ, trong giai đoạn này, được chính phủ Ấn Độ đầu tư phát triển ngày một lớn mạnh. Nếu như Trung Quốc được xem là “công xưởng sản xuất của thế giới” thì Ấn Độ đang được xem là một trong những “trung tâm dịch vụ của thế giới” với những lĩnh vực nổi trội như dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ bán lẻ, du lịch, dịch vụ văn phòng, và đặc biệt là ngành dịch vụ tư vấn.

Kể từ ngày 01/4/2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài được điều tiết bởi Chính sách đầu tư hợp nhất do Tổng cục Chính sách và xúc tiến công nghiệp (DIPP) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ ban hành. Chính sách FDI hợp nhất đầu tiên này phản ánh việc thực hiện khung quản lý hiện hành thông qua hợp nhất các quy định trước đó về FDI trong Luật Quản lý ngoại hối năm 2000 và các thông tư, quy định của Ngân hàng RBI. Việc hợp nhất này nhằm mục đích cụ thể hóa chính sách FDI của Ấn Độ và làm cho việc hiểu và thực hiện chính sách FDI của Ấn Độ được tốt hơn. Hơn thế nữa, bắt đầu từ 15/01/2012, chính phủ Ấn Độ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán nước này.

Hiện nay, chính phủ Ấn Độ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế và các ngành kỹ thuật cao, tạo nhiều việc làm cho thanh niên. Mục tiêu chính nhằm tăng thu nhập trong lĩnh vực sản xuất từ 16% - 17% lên 25% - 26% GDP vào năm 2020, trong đó ngành sản

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w