MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 156 - 174)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

4.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

PHÁT TRIỂN

Một là, gia tăng sức mạnh an ninh - quốc phòng, bảo vệ độc lập chủ quyền, duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Có thể nói, đây là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nhà lãnh đạo Ấn Độ qua mỗi thời kỳ kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập dân tộc. Thực tế cho thấy, các xu hướng chia rẽ về mặt sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ trong nội bộ Ấn Độ cộng với những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và Pakistan luôn đe dọa sự thống nhất của Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ đã giữ vững được chủ quyền và thiết lập các mối quan hệ với những quốc gia này để ngăn chặn những xung đột về lãnh thổ nhưng việc các lực lượng ly khai hình thành và phát triển là một vấn đề vẫn tồn tại ở quốc gia này. Các lực lượng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước khác. Ấn Độ ý thức được rằng mối đe dọa không chỉ đến từ các nước láng giềng nêu trên mà còn từ các nước lớn nắm quyền chi phối quan hệ quốc tế như Mỹ và các tổ chức khu vực. Việc duy trì hòa bình và sự cân bằng của cán cân quyền lực sẽ d dàng chỉ khi hệ thống quan hệ quốc tế không bị chi phối bởi những vấn đề địa - chính trị phức tạp hay sự cạnh tranh giữa các nước mạnh về kinh tế và quân sự. Chính vì thế, trong chính sách đối ngoại, Ấn Độ đã xác định rõ nhiệm vụ là phải kiên trì tạo ra một môi trường khu vực thuận lợi và thiết lập mối quan hệ với các nước lớn để ngăn chặn sự tiếp tay từ bên ngoài cho các nhóm ly khai trong nước. Để thực hiện được điều này, Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện các chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước lớn,

kiên trì đối thoại với các nước trong khu vực Nam Á để đáp ứng nguyện vọng của các bộ phận người Ấn và xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, cũng như các cường quốc để các nước này xem Ấn Độ là một quốc gia có tầm quan trọng trong việc đảm bảo các lợi ích về kinh tế và chiến lược của họ. Đồng thời, Ấn Độ luôn kiên định và cứng rắn trong việc chống lại những phe nhóm nước ngoài gây chia rẽ Ấn Độ và luôn cảnh giác đối với những lực lượng ngầm chi phối cán cân quyền lực của chính trường quốc tế.

Để bảo vệ độc lập dân tộc, duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Ấn Độ không ngừng gia tăng tiềm lực an ninh - quốc phòng, xây dựng và phát triển khả năng phòng vệ dựa trên trình độ khoa học - kỹ thuật của Ấn Độ cũng như tiếp thu những thành quả khoa học - kỹ thuật của nhân loại trên cơ sở Ấn Độ không dựa dẫm quá nhiều vào các quốc gia hay các nhóm người đến từ các quốc gia khác. Để thực hiện được điều này, Ấn Độ đã xây dựng các chính sách về phát triển vũ khí hạt nhân, hệ thống tên lửa, các thiết bị quân sự hiện đại và đặc biệt là lực lượng vũ trang hùng mạnh đứng thứ 4 thế giới. Thành công của Ấn Độ là sự khéo léo linh hoạt trong chính sách đối ngoại để nuôi dưỡng và phát huy các thế mạnh mà không dẫn đến việc bị cô lập hay sự đối đầu với các quốc gia khác. Điều này giúp cho Ấn Độ tạo được một môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế.

Các nước đang phát triển - vốn là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã giành được độc lập về chính trị, nhưng về kinh tế, khoa học, công nghệ...ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước phát triển, hiện nay vẫn đang trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập cho dân tộc mình cần rút ra bài học kinh nghiệm từ thực ti n của Ấn Độ. Đó là, phải xây dựng và phát triển cho đất nước mình một lực lượng quân đội hùng mạnh, đầu tư cho an ninh - quốc phòng, đặc biệt là các thiết bị quân sự hiện đại để có khả năng phòng vệ trước mọi thế lực thù địch. Hơn nữa, bất cứ một quốc gia nào, chỉ ổn định phát triển được kinh tế khi quốc gia ấy thật sự thống nhất, toàn vẹn về lãnh thổ, ổn định được chính trị nội bộ và có thể độc lập được về mọi mặt không lệ thuộc và bị phụ thuộc bởi các quốc gia phát triển khác.

Theo nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin, phát triển là khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội. Nhìn nhận sự vật hiện tượng phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật hiện tượng để tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người. Như vậy, để một quốc gia dân tộc phát triển luôn cần đến những điều chỉnh và thay đổi cần thiết mang tính đột phá, đó chính là cải cách. Ấn Độ đã hiểu rõ và vận dụng tốt nguyên lý này.

Sau suốt 45 năm từ khi Ấn Độ giành độc lập, Ấn Độ vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách và nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu to lớn, sâu sắc. Dù cuộc cải cách này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự bất cập của mô hình kinh tế, những biến động của thế giới và trong nước... nhưng thực tế cho thấy, Ấn Độ không thể có con đường phát triển nào khác ngoài cải cách. Hơn thế nữa, từ những năm 70 của thế kỷ XX, xu thế cải cách trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, làn sóng cải cách đã tràn sang các nước xã hội chủ nghĩa và cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cải cách không còn là một hiện tượng lạ mà đó trở thành một xu thế phổ biến, khá sôi động. Điều này cuốn hút nhiều quốc gia đang trong cuộc khủng hoảng đường lối tìm ra một lối đi mới. Hay nói cách khác, xu thế cải cách trên thế giới đó thúc đ y các nước này cùng tiến hành cải cách để theo kịp bước tiến của thời đại cũng như để phát triển đất nước, hoà nhập vào trào lưu chung của toàn cầu hóa.

Cuộc cải cách năm 1991 ở Ấn Độ là tất yếu, là sự chuyển đổi từ mô hình kinh tế gần gũi với Liên Xô sang một mô hình mới đang trở thành xu thế của toàn cầu. Cải cách Ấn Độ không chỉ tiến hành trên lĩnh vực kinh tế mà tiến hành cả trên lĩnh vực hành chính và đang phát triển sang lĩnh vực xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cải cách không chỉ di n ra trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp, ngoại thương, tài chính - ngân hàng, đầu tư nước ngoài và chính sách đối ngoại. Trong lĩnh vực hành chính, chính phủ không chỉ cải cách bộ máy, thủ tục hành chính mà còn quan tâm đến chất lượng cán bộ hành chính và tính dân chủ của nền hành chính. Chỉ có cải cách toàn diện mới tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh trong đó các tiểu tiết có thể

bổ sung hỗ trợ nhau. Dù mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau, nhưng cải cách để tìm ra hướng đi mới phù hợp với thời đại là một bài học thiết thực để các nước đang phát triển cần học hỏi, tiếp thu những giá trị kinh nghiệm.

Tiến hành cải cách, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, trong đó ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế phát triển là điều kiện vật chất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác của mỗi quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng, khi kế hoạch cải cách được phê duyệt, Ấn Độ ưu tiên hàng đầu cho cải cách kinh tế với 4 nội dung trọng điểm như đã trình bày ở Chương 3. Mọi công cuộc cải cách lý tưởng cần phải đồng bộ và toàn diện, song thực tế khó có thể thực hiện được đồng bộ và toàn diện cùng một lúc do những hạn chế về nguồn lực hoặc các điều kiện khác để thực hiện nó. Vì vậy, ngay khi thực hiện cải cách Ấn Độ đã đúng đắn khi lựa chọn phát triển ngành mũi nhọn: Công nghệ thông tin, viễn thông và công nghiệp vũ trụ. Một trong những ngành công nghiệp giành được nhiều thắng lợi nhất nhờ cải cách kinh tế ở Ấn Độ là ngành công nghệ thông tin. Ngay từ những năm đầu tiên sau khi tiến hành cải cách, đi cùng với chủ trương tự do hoá và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có những đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường về công nghệ thông tin của thế giới. Đưa công nghệ thông tin lên làm ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, Ấn Độ đã nhanh chóng có được thành công vượt trội. Ngành dịch vụ và phần mềm Ấn Độ đã tăng trưởng khá nhanh. Nhờ phát triển công nghiệp phần mềm Ấn Độ đã trở thành một quốc gia có năng lực công nghệ cao trên thế giới. Với kh u hiệu “công nghiệp phần mềm Ấn Độ là kiểu mẫu của sức mạnh và sự thành công”, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi kế hoạch phát triển toàn diện phần mềm máy tính - ngành có thể tận dụng và khai thác triệt để tài năng của đội ngũ khoa học và kỹ sư Ấn Độ. Ngành vi n thông đang trên đà phát triển chóng mặt. Về công nghệ vũ trụ, Ấn Độ cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, một mặt khẳng định khả năng to lớn của nước này trong nghiên cứu vũ trụ, mặt khác cho thấy quyết tâm và khả năng phát triển tiềm lực quân sự và đang dần hiện thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la.

hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, vi n thông… Từ thành công và đóng góp cao của ngành kinh tế mũi nhọn này sẽ giúp Ấn Độ có những điều kiện cần thiết để cải cách hiệu quả những lĩnh vực khác của nền kinh tế. Từ bài học thành công này của Ấn Độ, các quốc gia đang phát triển cần tìm ra bước đi đột phá trong cải cách đó là ưu tiên củng cố sức mạnh kinh tế trong đó phát triển các ngành kinh tế là thế mạnh của quốc gia mình.

Mở cửa nhưng độc lập, hướng vào phát triển kinh tế dịch vụ nội địa, lựa chọn quy mô doanh nghiệp phù hợp và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Ngay sau khi thực hiện cải cách, Ấn Độ thực hiện xóa bỏ các rào cản về thuế quan, tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Ấn Độ đã chấm dứt nền kinh tế tự cung tự cấp, mở cửa thân thiện với một môi trường đầu tư thông thoáng nhưng trong các chính sách cải cách của nó vẫn thể hiện tính độc lập trong định hướng phát triển của đất nước. Điều này thể hiện ở chỗ nền kinh tế Ấn Độ được mở cửa từng bước, quan sát, không vội vàng sao chép tất cả những mô hình mở cửa và phát triển thành công của các nước châu Á khác. Ngay trong giai đoạn đầu, những cải cách của Ấn Độ chỉ tập trung vào giải quyết khủng hoảng kinh tế, tiếp đó là từng bước xoá bỏ những kiểm soát quan liêu kìm hãm các ngành công nghiệp và hoạt động xuất nhập kh u, bước đầu giảm bớt rào cản đối với đầu tư nước ngoài. Tất cả những biện pháp này vừa là sự giải thoát nền kinh tế khỏi một mô hình quản lý không còn phù hợp, vừa để tranh thủ nguồn lực phát triển từ bên ngoài. Nhưng khác với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Ấn Độ không lựa chọn mô hình tận dụng nguồn lực bên ngoài thông qua hàng loạt công xưởng sử dụng nhiều lực lượng lao động để sản xuất các sản ph m nông - công nghiệp hướng vào xuất kh u. Ấn Độ cho rằng như thế sẽ bị mất tính độc lập nhất định và sẽ trở nên bị phụ thuộc vào các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Mục đích mở cửa của Ấn Độ là để tranh thủ nguồn vốn tư bản, nguồn vốn về quản lý và khoa học kỹ thuật để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế độc lập. Vì thế, Ấn Độ lựa chọn cho mình một mô hình phát triển riêng, độc đáo. Tác giả Gurcharan Das viết trên Chuyên san ngoại giao hàng đầu thế giới Foreign Affair về mô hình Ấn Độ như sau:

Điều đáng để ý trong sự trỗi dậy của Ấn Độ chính là do tính độc đáo của con đường mà họ đã đi. Thay vì đi theo sách lược cổ điển thường

thấy ở châu Á là tập trung lao động phục vụ xuất kh u, sản xuất hàng hóa rẻ mạt cho phương Tây, Ấn Độ đã hướng đến thị trường nội địa nhiều hơn là thị trường xuất kh u, tiêu dùng nội địa nhiều hơn là đầu tư nước ngoài, dịch vụ nhiều hơn là công nghiệp, đến công nghệ cao nhiều hơn sản xuất gia công với tay nghề thấp [107]. Chính vì thế, nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chủ yếu dựa vào dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Tính đến năm 2015, tiêu dùng chiếm 69,57% GDP trong khi Trung Quốc là 50,2%; dịch vụ chiếm trên 60% GDP. Mô hình kinh tế hướng tới dịch vụ nội địa này “thân thiện” với người dân hơn các chiến lược phát triển kinh tế khác. Nhờ đó, nền kinh tế Ấn Độ hầu như thoát khỏi những chao đảo của nền kinh tế toàn cầu, mức ổn định kinh tế cũng đáng nể như tỷ lệ tăng trưởng. Ngoài ra, Ấn Độ tập trung vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cho phép các nhà doanh nghiệp chủ động và linh hoạt, tránh rủi ro trong vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty, doanh nghiệp của Ấn Độ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn và quản lý tốt hơn các doanh nghiệp của Trung Quốc; phần lớn các doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực tư nhân trong khi đó các công ty của Trung Quốc phần lớn bị nhà nước kiểm soát. Chính vì thế, mà hiệu quả kinh tế do SMEs mang lại rất cao, trở thành xương sống cho nền kinh tế Ấn Độ. Với tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh, các nước phát triển cũng cần tham khảo mô hình kinh tế Ấn Độ để có những chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế phù hợp với quốc gia mình. Tuy nhiên, mặt hạn chế của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa là tính cạnh tranh toàn cầu không cao, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì cả Ấn Độ và các nước đang phát triển cũng phải xem xét đến yếu tố này.

Ba là, giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa Đảng, đa dân tộc, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ.

Ấn Độ là một quốc gia đa nguyên, đa đảng, vì vậy, trong quá trình phát triển quốc gia này luôn coi vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự ổn định và phát triển đất nước.

Ngay từ khi giành độc lập, Ấn Độ đã pháp lý hóa vấn đề ngôn ngữ và tôn giáo để đảm bảo tính dân chủ phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của các cộng đồng

dân cư. Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh với tác động sâu sắc của toàn cầu hóa, Ấn Độ đã có chính sách phát triển tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong toàn quốc

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 156 - 174)