Tiếp tục củng cố, xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 119 - 121)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.2.3.1. Tiếp tục củng cố, xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng

Trong giai đoạn 2001- 2015, trung bình hàng năm, chính phủ chi khoảng từ 2,3 - 3% GDP cho ngân sách quốc phòng [130, tr124], đặc biệt từ sau vụ thử hạt nhân năm 1998 (năm 2001 khoảng 11,8 tỷ USD, năm 2003 - 2004 khoảng 14 tỷ USD, năm 2005 - 2006 khoảng 28 tỷ USD...). Sau cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mumbai năm 2008, Ấn Độ lại tăng cường thêm ngân sách cho quốc phòng đạt mức 30 tỷ USD năm 2008 và 36,3 tỷ USD cho năm 2009, Ấn Độ xếp thứ 10 trong Top 15 quốc gia đầu tư lớn cho quân sự [130, tr127, xem thêm Phụ lục 6]. Trong những năm tiếp theo ngân sách dành cho quốc phòng tiếp tục tăng và đến năm 2013, Ấn Độ trở thành quốc gia nhập kh u vũ khí lớn nhất thế giới (chiếm 14% ). Tháng 2/2014, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông P.Chidambaram tuyên bố sẽ tăng 10% ngân sách quốc phòng so với năm 2013 và lên tới 36,3 tỷ USD, tuy nhiên vào tháng 3/2014, Trung Quốc tuyên bố sẽ chi cho quốc phòng 132 tỷ USD [97]. Vào tháng 7/2014, ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Bộ quốc phòng kiêm Bộ trưởng tài chính của Chính phủ mới đảng BJP tuyên bố, chính phủ sẽ chi 2,29 nghìn tỷ Rupees tương ứng khoảng 38,35 tỷ USD cho năm

quốc phòng năm 2014 - 2015.

Hiện nay, Ấn Độ là một trong những quốc gia được đánh giá có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất trong khu vực châu Á. Ấn Độ đã tự sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị và khí tài bộ binh, pháo binh như súng, xe tăng, pháo binh - súng cối, đạn dược; chế tạo các loại máy bay huấn luyện, máy bay chiến đấu hạng nhẹ và máy bay trực thăng; tự nghiên vứu chế tạo các loại tên lửa hiện đại như tên lửa chiến thuật đất đối đất Privet, tên lửa hành trình siêu âm Brah Mos, tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Agni… và là một trong 7 quốc gia (Ấn Độ, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Isarel) có khả năng chế tạo các loại tên lửa hiện đại; tự đóng mới 1.2000 các loại tàu hộ vệ lớn nhỏ, tàu khu trục trên 5.000 tấn, tàu sân bay hạng hung, tàu ngâm thông thường…; công nghiệp vũ khí hạt nhân của Ấn Độ cũng rất phát triển, là một trong 8 nước trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Ấn Độ đã sản xuất được bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Hiện đã chế tạo thành công tàu ngầm nguyên tử đang nghiên cứu phát triển bom hydrô.

Ấn Độ không ngừng củng cố lực lượng quân đội hùng mạnh. Hiện nay, Ấn Độ có 4,207,250 quân thường trực, quân dự bị và lực lượng bán vũ trang [165, tr3]. Dựa theo tiêu chí đánh giá về nhân sự, lực lượng Lục quân Ấn Độ xếp thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Lực lượng Lục quân có khoảng 1,2 triệu quân thường trực, 4.426 xe tăng chiến đấu, 6.704 xe thiết giáp, 290 pháo tự hành, 7.414 pháo kéo và 290 súng phóng rocket [165, tr.6]. Hải quân Ấn Độ có khả năng chiến đấu trên diện rộng, vượt ra ngoài phạm vi Ấn Độ Dương. Học thuyết hàng hải của Ấn Độ ( 2004) và Học thuyết hàng hải (2009) chú trọng vào khả năng tiến công và gây tổn thất lớn cho đối phương, khả năng hoạt động trên biển dài ngày và phạm vi hoạt động. Học thuyết này bộc lộ khát vọng vươn ra vùng biển quốc tế kể cả trong thời bình cũng như khi có xung đột, đồng thời răn đe hạt nhân đối với các nước trong và ngoài khu vực có thể đe dọa đối với an ninh Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cam kết thực hiện chính sách không tiến công vũ khí hạt nhân trước. Tháng 12/2015, Ấn Độ công bố Chiến lược hàng hải mới nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Hải quân Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh trước những thách thức ở Ấn Độ Dương. Với tiêu đề “Đảm bảo an toàn đại dương”, Chiến lược an ninh hàng hải năm 2015 là bản cập nhật từ

ấn ph m “Tự do sử dụng đại dương” (Freedom to use the Seas), nhấn mạnh đến những yếu tố quyết định đối với hoạt động của Hải quân Ấn Độ liên quan đến nhu cầu kinh tế quốc gia kết hợp với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Ấn Độ đưa ra mong muốn đến năm 2020, Hải quân Ấn Độ có thể giữ vị thế làm chủ Ấn Độ Dương. Đây cũng là chiến lược đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia vì các dự án khai thác dầu khí đang được Ấn Độ hợp tác triển khai với các nước trên vùng biển Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu không phải là chuyện đơn giản bởi so sánh lực lượng hải quân của Ấn Độ với Trung Quốc còn một khoảng cách xa. Hiện nay, Hải quân Ấn Độ có 295 tàu, trong đó có 3 tầu sân bay, 14 khinh hạm, 11 khu trục, 23 tàu hộ tống, 15 tàu ngầm, 139 tàu tuần tra và 6 tầu tác chiến [165, tr5]. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc có 714 tàu, kể cả 1 tàu sân bay, 51 khinh hạm, 35 tàu khu trục, 35 tàu hộ tống, 68 tàu ngầm, 220 tàu tuần tra và 51 tàu tác chiến cỡ nhỏ. Không quân Ấn Độ có khoảng 2.102 chiếc máy bay trong đó có 676 máy bay tiêm kích, 809 máy bay cường kích, 857 máy bay vận tải, 323 chiếc máy bay huấn luyện, 666 máy bay trực thăng bao gồm 16 chiếc trực thăng tấn công [165, tr4].

Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có khoảng 130 đầu đạn. Tầm bắn tối thiểu của tên lửa chiến thuật là 150 km. Khoảng cách tấn công xa nhất đã được thử nghiệm thành công là từ 5.000 - 6.000 km (tên lửa Agni -V). Surya, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang được Ấn Độ phát triển có tầm bắn lên tới 16.000 km [165, tr7].

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 119 - 121)