ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 148 - 156)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 là một quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước sau một thời gian dài khủng hoảng kinh tế - xã hội với những chính sách quan trọng, nhưng công cuộc cải cách toàn diện tháng 7/1991 có vai trò quyết định và là tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu trong nước và xu thế phát triển của thế giới. Một đặc điểm cần chú ý rằng mặc dù cải cách ở Ấn Độ được tiến hành muộn hơn so với nhiều nước nhưng cải cách ở Ấn Độ không hề rập khuôn các cuộc cải cách khác mà mang đậm tính độc đáo, sáng tạo:

+ Nếu cải cách ở Trung Quốc là cải cách một chiều, chủ yếu từ trên xuống, thì công cuộc cải cách ở Ấn Độ cả “từ dưới lên” (bottom-up) và “từ trên xuống” (top-down). Ấn Độ không có các cơ sở hạ tầng hoành tráng như ở Bắc Kinh hay Thượng Hải và chính phủ chưa hoàn toàn có chính sách trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng Ấn Độ lại có một đội ngũ đông đảo các nhà doanh nghiệp luôn mong muốn làm giàu. Họ sẵn sàng tìm mọi cách, vượt qua mọi khó khăn, cản trở, thậm chí phải luồn lách qua các tệ nạn quan liêu để đạt được mục đích làm giàu. Thay vì các doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ của nhà nước, các doanh nghiệp Ấn Độ trỗi dậy không cần sự hỗ trợ của nhà nước. Theo cựu Giám đốc điều hành của Procter & Gamble Ấn Độ, đồng thời là tác giả cuốn sách “India grows at night: A liberal case for a strong state”, Gurcharan Das mô tả: “Ban đêm chính phủ ngủ còn nền kinh tế phát triển” [173]. Đó chính là con đường tự do hóa, tư nhân hóa. Dẫn giải cho điều này, Gurcharan Das đưa ra một thực tế tại hai vùng: Faridabad và Gurgaon của Ấn Độ. Faridabad là một vùng có tuyến đường thẳng tới New Dehli, là một thành phố rất năng động, có nền tảng công nghiệp và nông nghiệp dồi dào. Chính phủ muốn đầu tư phát triển thành phố này trở thành một mô

hình trong tương lai. Nhưng sau cải cách, các nhà đầu tư không muốn phát triển tại thành phố này do chính phủ quản lý quá mức thông qua các luật lệ hành chính. Ngược lại, Gurgagon là một vùng xa thủ đô New Dehli hơn, không có ngành công nghiệp, đất đai khô cằn, nông nghiệp không phát triển, người dân nghèo nàn không có điện nước quốc gia, thậm chí không có cả hệ thống nước thải. Thế nhưng, sau hơn 25 năm cải cách, Gurgaon trở thành một động lực tăng trưởng quốc tế, thành phố thiên niên kỷ, là nơi cư ngụ của tất cả các công ty đa quốc gia đã vào đất nước này; thành phố sầm uất với các tòa nhà cao tầng và 7 sân gôn... Các doanh nghiệp thành công cho rằng họ không có sự can thiệp của chính phủ ở đây, họ không phải hối lộ để phát triển, họ tự quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Mặt khác, người tiêu dùng Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng trong các hoạt động “từ dưới lên”. Ở các quốc gia châu Á khác, tăng trưởng được thông qua việc chính phủ kêu gọi người dân tích luỹ cơ bản và các chính sách thuận lợi cho thị trường để kích cầu người dân. Trái lại, ở Ấn Độ, người dân bất chấp mọi điều kiện để mua sắm, tiêu dùng; họ có thể vay tiền thế chấp để mua nhà và ô tô. Vì thế ngành công nghiệp thẻ tín dụng tăng trưởng 35%/năm. Tiêu dùng cá nhân ở Ấn Độ đạt tới con số đáng kinh ngạc là 67% GDP (trong khi đó Trung Quốc là 42%, châu Âu là 58% và Nhật Bản là 55% GDP). Như vậy, chính phong cách tiêu dùng của người dân Ấn Độ đã thúc đ y và là biểu hiện của tính độc đáo trong công cuộc cải cách ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, Ấn Độ muốn trở thành một quốc gia dân chủ hùng mạnh. Theo Gurcharan Das, một nhà nước tự do hùng mạnh phải có 3 trụ cột: một là người dân được tự do hành động; thứ hai, hành động đó phải được luật pháp kiểm soát và hành động đó thuộc về trách nhiệm của người dân. Chính vì thế, nếu chỉ để tư nhân tự do hóa nền kinh tế thì sẽ tạo ra sự phát triển hỗn loạn, thiếu kiểm soát, vì vậy sự cải cách “từ trên xuống” là cần thiết [107]. Đó chính là công cuộc cải cách hành chính, gỡ bỏ những rào cản, tăng chất lượng quản lý của nhà nước, thể chế hóa các quy định thông qua các bộ luật để tạo điều kiện tốt nhất cho khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, những công ty tư nhân ngày càng phát triển và đông đảo, những tập đoàn tư nhân lớn được hình thành và được luật pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà nước quản lý đảm bảo một hệ thống tài chính sạch sẽ, minh bạch được kiểm soát chặt

chẽ cùng hệ thống công quyền hoạt động theo pháp luật. Chính sự cải cách theo hai chiều này đã tạo một sức mạnh tạo đà cho nền kinh tế Ấn Độ phát triển.

+ Quy mô doanh nghiệp, trình độ quản lý, việc sử dụng nguồn vốn, nguồn lao động có nhiều điểm đặc biệt: Khác với mô hình doanh nghiệp ở Trung Quốc (lớn, do nhà nước quản lý, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu là về lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất kh u), ở Ấn Độ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, vừa và nhỏ (SMEs) nhưng hoạt động rất hiệu quả và là xương sống của nền kinh tế mới nổi này. Một mặt là do những quy định ngặt ngèo của Luật Lao động Ấn Độ đối với việc sử dụng nhân công nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không bị tác động nhiều bởi rào cản pháp lý này. Mặt khác, phát triển quy mô SMEs là do chủ trương của chính phủ Ấn Độ. Khi tiến hành cải cách, năm 1999, Ấn Độ đã thành lập Bộ Công nghiệp vừa và nhỏ. Luật về SMEs có hiệu lực từ tháng 10/2006. Nhờ đó, nhiều chính sách ưu đãi trong tiêu thụ sản ph m, chính sách mặt hàng dành riêng cho SMEs được ban hành. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ SMEs thông qua việc thành lập những cơ sở công nghiệp, cung cấp dịch vụ, thành lập Quỹ đảm bảo tín dụng, đào tạo doanh nhân, nâng cao chất lượng SMEs. Chính phủ Ấn Độ cũng ký hiệp định với nhiều nước để hợp tác giữa các SMEs nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, tăng cường cạnh tranh… Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Ấn Độ quản lý tốt hơn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn các công ty ở Trung Quốc. Vì quy mô doanh nghiệp nhỏ lại sử dụng nguồn lao động kỹ thuật cao nên họ không vất vả trong việc quản lý nhân sự; họ đầu tư trí tuệ vào việc tăng cường nguồn vốn, chất lượng sản ph m và phát triển thị trường. Họ cũng có những chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng cũng như các chính sách khuyến khích sáng tạo của người lao động trong quá trình làm việc. Trên thực tế, hàng năm nhiều công ty của Ấn Độ được nhận giải thưởng Deming (giải thưởng cho những tập đoàn, công ty có những đổi mới và thành tựu trong quản lý) hơn là Trung Quốc và thậm chí cả Nhật Bản (tính từ năm 2000 - 2015, Ấn Độ có 22 công ty được nhận giải thưởng này trong khi đó Nhật Bản có 16, Trung Quốc có 2 công ty). Một điểm khác biệt nữa là mặc dù kinh tế phát triển nhanh chóng nhờ cải cách, nhưng do tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ vi n

thông, công nghệ vũ trụ và các ngành kinh tế dịch vụ khác nên các ngành này chủ yếu tuyển dụng lao động trình độ cao và số lượng không quá lớn. Mặc dù ngành dịch vụ chiếm trên 60% GDP nhưng chỉ tạo việc làm cho 28,7% dân số (ngành công nghiệp là 21,5% và ngành nông nghiệp là 48,8 %). Đây là điểm hoàn toàn khác với cải cách kinh tế ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác ở châu Á.

+ Cải cách ở Ấn Độ theo hướng thiên về thị trường nội địa: Khác với Trung Quốc, khi cải cách kinh tế, quốc gia này mở cửa thị trường, tìm hướng xuất kh u, Ấn Độ lại dựa vào thị trường trong nước nhiều hơn. Trung Quốc hướng cải cách vào nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện thì Ấn Độ lại chú trọng về công nghệ thông tin và dịch vụ.

+ Cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam, Ấn Độ tận dụng mọi cơ hội để kêu gọi các Ấn Kiều đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia trên thế giới quay về đầu tư để phát triển đất nước. Trên thực tế, sự thành công của công cuộc củng cố độc lập trên lĩnh vực kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng này. Tuy nhiên, đây là điểm hoàn toàn khác với trường hợp của Venezuela.

Thứ hai, Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc thông qua các chính sách về kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội nhưng các chính sách đó được tiến hành một cách tuần tự, điều chỉnh từng bước, nghe ngóng phản ứng của các đảng, các tập đoàn kinh tế và đại diện của các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh phù hợp với đặc thù chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như tình hình thế giới và khu vực. Mỗi thời kỳ đều có sự điều chỉnh tạo ra những bước đột phá nhưng quan điểm của Ấn Độ rất rõ ràng là: Điều chỉnh nhƣng không từ bỏ nguyên tắc và mục đích của mình. Sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh, Ấn Độ muốn trở thành một quốc gia độc lập, tự lực, tự cường và không muốn phụ thuộc vào bất kỳ một cường quốc nào trên thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ không muốn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của Liên Xô và Mỹ, Ấn Độ đã chọn cho mình một con đường riêng đó là giữ vai trò trụ cột trong các nước thế giới thứ ba và trở thành thủ lĩnh tinh thần của Phong trào Không Liên kết. Sau năm 1991, để thích ứng với những thay đổi của cục diện thế giới và những yêu cầu trong nước, Ấn Độ tiến hành cải cách toàn diện thông qua những cải cách về kinh tế, cải cách hành chính và

chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, mặc dù có những điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách nhằm củng cố sức mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng nhưng với ý thức độc lập, tự lực, tự cường mạnh mẽ, Ấn Độ không từ bỏ những điều mà Ấn Độ cho là đúng và có tính nguyên tắc của mình. Ví dụ, Ấn Độ đã tỏ ra kiên quyết trong vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân - một vấn đề trái với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nếu như Ấn Độ nhượng bộ điều này, Ấn Độ có thể nhận được sự trợ giúp từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ để phục vụ cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng Ấn Độ vẫn tiến hành thử vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998 vì mục tiêu hàng đầu của Ấn Độ là phải duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bằng chính khả năng chủ động của mình trên nguyên tắc: Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân để tự vệ chứ tuyệt đối không được dùng vũ khí hạt nhân để gây chiến tranh hay gây áp lực với các quốc gia khác. Điều này được thể hiện qua bài phát biểu của Thủ tướng Bihari Vajpayee trong buổi l kỷ niệm 51 năm Ngày độc lập của Cộng hòa Ấn Độ:

Tôi muốn khẳng định rằng Ấn Độ luôn khát khao hòa bình và sẽ mãi là như vậy. Chúng ta biết và mong muốn có vũ khí để tự bảo vệ mình. Chúng ta sẽ không bao giờ dùng vũ khí để tấn công người khác. Chúng ta sẽ tuyên bố với thế giới rằng chúng ta sẽ không phải là người đầu tiên sử dụng vũ khí nguyên tử. Chúng ta tiến hành thử vũ khí hạt nhân không dưới bất kỳ áp lực hay sợ bất kỳ ai. Chúng ta đang làm điều đó vì một niềm tin vào thế giới hòa bình và giải trừ quân bị. Ước mơ của chúng ta là nhìn thấy thế giới không sử dụng vũ khí hạt nhân và chúng ta mong muốn giấc mơ sẽ thành sự thật. Chúng ta phải làm cho thế giới hiểu mục đích của chúng ta [102]. Hay với Pakistan, mục đích của Ấn Độ là kiềm chế mối quan hệ thù địch với Pakistan và không cho phép mối quan hệ đó dẫn đến xung đột quân sự; nguyên tắc là giải quyết các mâu thuẫn thông qua đối thoại. Đây cũng chính là sự tiếp nối tư tưởng “bất bạo động” của M.Gandhi. Quan điểm của Ấn Độ là chiến thắng một cuộc chiến tranh là không để nó xảy ra, vì vậy, trong suốt quá trình củng cố và bảo vệ độc lập, Ấn Độ kiên trì đối thoại, thay đổi cách thức đàm phán với mong muốn

quốc gia láng giềng này sẽ hiểu được thiện chí của Ấn Độ và cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Chính đặc điểm này đã tạo ra nét riêng cho Ấn Độ trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Đó là Ấn Độ trỗi dậy trong hòa bình.

Thứ ba, mặc dù các nhà lãnh đạo của Ấn Độ qua các thời kỳ đến từ các đảng phái khác nhau nhưng quá trình củng cố và bảo vệ độc lập từ năm 1991 đến năm 2015 là sự tiếp nối có điều chỉnh các chính sách của những người tiền nhiệm tạo thành một sợi dây liền mạch với mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một Ấn Độ phồn vinh, trong đó vai trò cá nhân của các lãnh tụ và đảng cầm quyền rất quan trọng. Năm 1991 khi Ấn Độ thực hiện cải cách toàn diện mà tác giả của chính sách này chính là Thủ tướng Narasimha Rao và Bộ trưởng tài chính Manmohan Singh, kinh tế Ấn Độ đã đạt những bước khởi sắc đầu tiên. Ngay cả khi Thủ tướng Bihari Vajpayee lên cầm quyền (1998 - 2004), những cải cách của Ấn Độ vẫn theo nội dung mà chính phủ tiền nhiệm N.Rao đã vạch ra với những điều chỉnh trọng tâm hơn như tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải.... “Cải cách giai

đoạn II” mà chính phủ của ông Bihari Vajpayee đề ra chính là sự tiếp nối cải cách giai đoạn I mà tổng công trình sư của nó chính là N.Rao và M.Singh. Trong suốt giai đoạn 2004 - 2014, tác giả của cải cách kinh tế M.Singh lại trực tiếp nắm giữ vai trò điều hành đất nước trên cương vị Thủ tướng, tiếp tục những kế hoạch mà chính ông đã xây dựng lên. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn này. Khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, tên tuổi của ông được gắn với chính sách “Hành động ở phía Đông”, nhưng thực chất nó chính là “Chính sách hướng Đông” mà người tiền nhiệm N.Rao triển khai năm 1992 nhưng ở mức độ nâng cấp chiến lược và triển khai mạnh mẽ hơn. Chính sự xuyên suốt trong chính sách này đã giúp cho quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Ấn Độ được di n ra một cách liên tục, kế thừa những thành quả của giai đoạn trước và có những điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế trong giai đoạn sau. Hơn thế nữa, các chính sách được các nhà lãnh đạo Ấn Độ thực hiện đồng bộ và không ngừng phát huy để củng cố sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Vào những năm đầu của thập niên 90, trong nước Ấn Độ đ y mạnh công cuộc cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 148 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w