Tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 51 - 54)

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

2.2.3. Tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ và hơn 41% dân số thế giới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và nhiều tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới đi qua. Thế kỷ XXI, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, là nơi tập trung những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ... Hợp tác và liên kết kinh tế trong nội bộ khu vực và với bên ngoài di n ra hết sức sôi động với xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Tuy nhiên, khu vực này cũng tiềm n nhiều phức tạp và nguy cơ bất ổn định. Các vấn đề nóng như bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, hai bờ Đài Loan... có chiều hướng phức tạp khiến các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Các vấn đề an

ninh phi truyền thống tác động mạnh đến các nước mà chưa có giải pháp hữu hiệu. ASEAN là khu vực đang phát triển khá sôi động và đang ở vị trí quan trọng trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Kể từ sau Chiến tranh lạnh tới nay, trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của các nước lớn thì ASEAN luôn được lựa chọn là chính sách trọng tâm của các quốc gia này. Mỹ với chính sách xoay trục - tái cân bằng, Nga với chính sách cân bằng Đông - Tây, Trung Quốc với chính sách “một vành đai, một con đường”, sự trở lại với vai trò mới ở khu vực này của Nhật Bản, EU... làm cho sự cạnh tranh chiến lược tại khu vực này càng trở nên sôi động. Trạng thái cạnh tranh đan xen phức tạp: giữa hợp tác và đấu tranh với nhau, giữa can dự và kiềm chế lẫn nhau. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại khu vực này được đ y lên mạnh mẽ và được triển khai trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đến văn hóa (từ sức mạnh cứng đến sức mạnh mềm). Điều này có tác động lớn đến Ấn Độ với vai trò là một cường quốc mới nổi đang muốn vươn mình cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn tại khu vực này. Ấn Độ cần khéo léo, tận dụng những cơ hội để hợp tác phát triển và kiềm chế sự ảnh hưởng của quốc gia khác đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Mặt khác, ASEAN có ảnh hưởng lớn về văn hóa tôn giáo của Ấn Độ, với bối cảnh Ấn Độ đang cố gắng củng cố sức mạnh văn hóa để cạnh tranh với các “cường quốc văn hóa” hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN được xác định là thị trường tiềm năng, bao gồm hơn 500 triệu dân cùng một nền văn hóa mở d du nhập, đã có ảnh hưởng truyền thống từ văn hóa Ấn Độ. ASEAN là một cơ chế hợp tác khu vực với vai trò và tiếng nói ngày càng tăng và là “cầu nối” tham gia các tổ chức kinh tế khu vực.

Với vị trí địa chiến lược, Biển Đông tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, kết nối một vùng rộng lớn các nền kinh tế năng động. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đều là những nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Chính vì thế, phát triển hợp tác với khu vực này sẽ giúp Ấn Độ củng cố sức mạnh kinh tế.

Biển Đông được coi là cửa ngõ phía Đông của Ấn Độ, cũng là thị trường kinh tế trọng tâm trong giai đoạn hiện tại. Hàng hóa xuất nhập kh u vào Ấn Độ đi theo hai

hướng chính: Hướng phía Đông qua eo Malacca và hướng Tây đến khu vực Trung Đông, con đường phía Đông chắc chắn phải qua các eo biển ở Đông Nam Á, qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam và ghé qua các hải cảng ở Việt Nam, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, nếu muốn vận chuyển hàng hóa lên vùng Đông Bắc Á và Bắc Mỹ thì phải đi qua eo biển Bashi (nằm giữa Đài Loan và các đảo phía Bắc Philippines). Các hải cảng lớn trong vùng là nơi trung chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ quan trọng cũng như tiếp nhiên liệu và lương thực cho tàu biển qua lại, tàu thuyền của Ấn Độ chắc chắn phải đi qua khu vực này. Thống kê cho thấy cánh cổng Biển Đông là nơi qua lại của gần 55% hoạt động hàng hải thương mại của Ấn Độ thông qua eo biển Malacca [91]. Do vậy, Biển Đông đóng vai trò quan trọng cho an ninh kinh tế - thương mại của Ấn Độ. Nếu một số địa điểm nhạy cảm như eo Malacca hay khu vực trung tâm Biển Đông bùng phát xung đột do các tranh chấp về chủ quyền chắc chắn có tác động lớn đến hoạt động kinh tế thương mại của Ấn Độ với khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nhất là đối với các nền kinh tế xung quanh khu vực Biển Đông. Vì vậy, Ngoại trưởng Ấn Độ Somanahalli Krishna (2012) tuyên bố :“Biển Đông là tài sản chung của nhân loại, không ai có quyền độc chiếm khu vực này và Ấn Độ hoàn toàn đủ khả năng để bảo vệ lợi ích của mình”[91].

Có thể nói bất kỳ một thế lực nào khống chế được Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng và nhiều lợi ích khác của Ấn Độ do vị trí kề sát Ấn Độ Dương. Với việc tham gia hoạt động quân sự ở Biển Đông, Ấn Độ có thể đảm bảo an ninh quốc gia khi khống chế một khu vực cửa ngõ tiến vào Ấn Độ Dương cũng như theo dõi được tình hình hoạt động của các cường quốc hải quân khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ hay hạm đội Thái Bình Dương của Nga… nguyên nhân do Biển Đông và eo Malacca là tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để các lực lượng hải quân này di chuyển. Biển Đông - Đông Nam Á cũng được đánh giá là khu vực giàu tài nguyên giàu mỏ. Trong bối cảnh Ấn Độ luôn phải chịu sức ép về vấn đề thiếu hụt năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt, đây chính là khu vực mà Ấn Độ có thể đầu tư khai thác dầu mỏ để đa dạng hóa nguồn cung và giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông trong tương lai.

Như vậy, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng hội tụ những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ thể hiện chính sách đối ngoại chiến lược, thúc

đ y vai trò chính trị quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới trước hết là khu vực Biển Đông và Trung Á. Nếu làm tốt vai trò an ninh của mình, Ấn Độ hoàn toàn tranh thủ được sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á. Điều này góp phần quan trọng trong công cuộc duy trì sức mạnh và vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế; củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia của Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 51 - 54)