Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 75 - 76)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.1.2.Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như tình hình trong nước có nhiều di n biến phức tạp, tác động không nhỏ đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Để đáp ứng được tình hình mới, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những sách lược mới, thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế toàn diện mà chính phủ của Thủ tướng N.Rao vừa phê chu n, phát huy tối đa vai trò của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới. Ngày 19/4/1996, khi trả lời phỏng vấn báo “Hindu”, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pranab Mukherjee đã nhấn mạnh: Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chúng ta là điều chỉnh chính sách trong bối cảnh mới của thế giới từ sau chiến tranh lạnh. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải xác định lại vai trò không liên kết và hợp tác “Nam - Nam”. Động lực cơ bản của chính sách của chúng ta là thúc đ y lợi thế quốc gia, đóng góp cho hòa bình, an ninh và hợp tác với tất cả các nước và đặc biệt là với thế giới đang phát triển [87].

Mục tiêu cụ thể của chính sách đối ngoại thời kỳ này là: bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế đưa Ấn Độ trở thành cường quốc ở châu Á và thế giới vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới. Để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ đã triển khai một số nội dung lớn trong lĩnh vực ngoại giao như sau:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 75 - 76)