Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng khu vực * Với Pakistan:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 109 - 117)

NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991

3.2.2.2. Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng khu vực * Với Pakistan:

vực * Với Pakistan:

Tháng 12/2001, sau vụ tấn công khủng bố vào toàn nhà Quốc hội Ấn Độ, làm 14 người (bao gồm cả 5 tên khủng bố) thiệt mạng, quan hệ hai nước lại hoàn toàn đóng băng. Tháng 10/2003, Ấn Độ chủ động tìm cách hòa hợp với Pakistan, đưa ra sáng kiến hòa bình 12 điểm và cơ bản được Pakistan chấp nhận. Ngày 15/11/2003, hai bên đã ký “Thỏa thuận ngừng bắn dọc theo đường kiểm soát”. Trong suốt thời

gian từ tháng 12/2003 - 11/2008, hai bên đã có nhiều cuộc viếng thăm, đối thoại các cấp và đạt được nhiều thỏa thuận nhất định trong quan hệ song phương, hòa bình và an ninh khu vực, vấn đề tranh chấp Kashmir, vấn đề chống khủng bố... và những hợp tác về kinh tế, thương mại. Nhưng sự hòa dịu, nồng ấm giữa hai nước cũng chỉ kéo dài được đến cuối năm 2008. Vụ khủng bố ở Mumbai, Ấn Độ (26/11/2008) đã đ y quan hệ hai nước một lần nữa vào trạng thái căng thẳng. Ấn Độ tố cáo Pakistan tiếp tay cho lực lượng khủng bố, trong khi Pakistan bác bỏ cáo buộc của Ấn Độ, cho rằng chưa đủ chứng cứ để buộc tội. Trong suốt thời gian 2 năm sau đó, mặc dù hai nước vẫn duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao, cũng như cuộc đối thoại xây dựng lòng tin, nhưng quan hệ hai nước hầu như không có bất cứ tiến triển đáng kể nào.

Thời gian gần đây, hai nước đã nỗ lực để từng bước gạt bỏ những trở ngại do quá khứ để lại, hướng tới xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và phát triển của mỗi nước và khu vực, quan hệ hai nước có những cải thiện đáng kể. Hai bên đã nhất trí nối lại đối thoại trên tất cả các lĩnh vực, thiết lập đường dây nóng chống khủng bố nhằm chia sẽ thông tin và thông báo cho nhau về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công của các phần tử vũ trang. Đặc biệt, ngày 30/3/2011, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh mời Thủ tướng Raza Gilani sang Mohali, bang Punjab xem trận bán kết thi đấu bóng chày giữa đội tuyển Ấn Độ và Pakistan thể hiện thiện chí mong muốn tìm các giải pháp hợp tác với quốc gia láng giềng này. Tiếp đó, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã có cuộc hội đàm ở New Dehli (07/2011). Cuộc gặp này được coi là sự khởi đầu cho quá trình “tan băng” quan hệ giữa hai nước vốn rất không ổn định và hay rơi vào trạng thái khủng hoảng. Hai bên đã ra Tuyên bố chung nhất trí đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, nới lỏng hoạt động thương mại, cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng tần suất xe buýt ở Kashmir. Đặc biệt, ngày 08/04/2012, Tổng thống Pakistan A.Zardari đã thực hiện chuyến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Pakistan kể từ năm 2005 và là cuộc “tái ngộ” đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 2009. Mặc dù chuyến thăm không đạt kết quả cụ thể nào, nhưng việc lãnh đạo hai nước thảo luận thẳng thắn, cởi mở những vấn đề “nhạy cảm” trong quan hệ hai nước, như chủ nghĩa khủng bố, tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir, tranh chấp nguồn nước ở khu vực Siachen… cho thấy hai nước đều có

chung mong muốn bình thường hóa quan hệ, cũng như cả hai nước đã sẵn sàng cho một “chương mới” trong quan hệ song phương vốn không ít trắc trở. Thủ tướng M.Singh nêu rõ “Ấn Độ và Pakistan cần bình thường hóa quan hệ và đó là nguyện vọng chung của cả hai bên”, trong khi Tổng thống Pakistan A.Zardari cũng nhấn mạnh “hai nước cần có mối quan hệ tốt đẹp hơn”.

Năm 2014, khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, ông khẳng định chính sách đối ngoại của Ấn Độ phải bắt đầu từ biên giới quốc gia, vì vậy, ông thực hiện chính sách “Láng giềng là ƣu tiên số một”. Thủ tướng nhận ra rằng vị thế của Ấn Độ trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ được cải thiện đáng kể chỉ khi New Dehli tái thiết lập được sự thống nhất về địa chính trị của tiểu lục địa Nam Á. Quan hệ tốt hơn với Pakistan sẽ giúp ông thực hiện được tham vọng biến Ấn Độ thành cường quốc kinh tế và có thể hạn chế được ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Pakistan. Chính vì thế, tại l nhậm chức Thủ tướng của mình, ông đã mời 4.000 quan khách trong đó có mặt của 8 vị nguyên thủ quốc gia thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và vị khách đặc biệt được chú ý nhất trong buổi l này là Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, Thủ tướng đầu tiên của Pakistan tham dự l nhậm chức của một Thủ tướng Ấn Độ kể từ khi hai nước tuyên bố độc lập từ năm 1947. Đây được đánh giá là một món quà chính trị lớn đối với Thủ tướng N.Modi.

Ngày 25/12/2015, Thủ tướng Ấn Độ N.Modi trên đường trở về sau chuyến thăm Nga và Afghanistan đã ghé thăm thành phố Lahore của Pakistan, để dự sinh nhật của Thủ tướng Pakistan N. Sharif. Cuộc gặp giữa hai tân Thủ tướng với những lời cam kết thúc đ y mạnh mẽ tiến trình hòa bình giữa hai nước, bằng việc nhất trí tổ chức cuộc đối thoại toàn diện giữa bí thư đối ngoại hai bên, bắt đầu từ giữa tháng 1/2016 tại Isalamabad, Pakistan. Đây được đánh giá là một sự kiện hết sức có ý nghĩa với quan hệ hai nước vì lần đầu tiên sau 11 năm, Thủ tướng Ấn Độ mới lại đặt chân lên đất Pakistan (trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng, ông M. Singh luôn nỗ lực thúc

đ y các biện pháp để xây dựng lòng tin, thúc đ y quan hệ hai nước về mọi mặt nhưng ông chưa thực hiện được chuyến thăm chính thức nào đến Pakistan do những phản đối từ Đảng Quốc đại). Cuộc gặp gỡ này như là một kết thúc đẹp cho những hứa hẹn trong các cuộc gặp gỡ trước đó của hai người đồng cấp bên lề Hội nghị biến đổi khí

hậu tại Paris (Pháp) cuối tháng 11/2015; cố vấn an ninh quốc gia hai nước gặp nhau tại Thái Lan đầu tháng 12/2015 và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraf thăm Pakistan nhân dịp dự Hội nghị về Afghanistan vào giữa tháng 12/2015.

Do ảnh hưởng của quan hệ chính trị nên hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề quốc tế, khu vực gặp nhiều trở ngại. Quan hệ về kinh tế, thương mại, đầu tư cũng dừng ở mức hạn chế.

Tóm lại, mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn lịch sử về vùng Kashmir, vấn đề nguồn nước, đường biên giới, vấn đề khủng bố mà chính là sự thiếu niềm tin và luôn nghi ngờ lẫn nhau. Để cải thiện được mối quan hệ trên mọi mặt, cả hai nước phải có những điều chỉnh, đặt niềm tin vào nhau, gạt bỏ những mâu thuẫn, giải quyết những căng thẳng bằng con đường đàm phán, hòa bình, đ y lùi được nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Có như vậy, Cộng hòa Ấn Độ mới thực sự độc lập về chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ và an ninh trong nước.

* Với các nƣớc láng giềng khác trong khu vực:

+ Với Nepal: Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, từ đó hai nước đã ký một loạt văn kiện như: Thỏa thuận các điều khoản sử dụng và quản lý tài nguyên nước và Hiệp định quá cảnh và an ninh (08/2000); Hiệp định kinh tế (03/2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/2011) và một loạt hiệp định, thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư khác trị giá hàng tỷ USD… Nepal cam kết không cho phép bất cứ thế lực nào sử dụng lãnh thổ Nepal để chống Ấn Độ, bảo đảm an ninh cho các nhà ngoại giao, doanh nhân và công nhân Ấn Độ làm việc ở Nepal; ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ấn Độ khẳng định coi quan hệ với Nepal là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Nepal, ủng hộ tiến trình hòa bình ở Nepal, cam kết tiếp tục viện trợ cho Nepal phát triển kinh tế xã hội. Đáng chú ý, Ấn Độ đã hỗ trợ Nepal tấn công lực lượng vũ trang chống chính phủ ở Nepal, đồng thời cam kết sẵn sàng giúp Nepal xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lực, trang thiết bị và huấn luyện quân sự…

tình trạng căng thẳng do những bất đồng liên quan đến các cuộc biểu tình của người Madhesi gốc Ấn Độ phản đối bản Hiến pháp mới của Nepal. Sự kiện này dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa hai chính phủ. Phía Nepal đã ngăn chặn tất cả các kênh truyền hình Ấn Độ “vô thời hạn” và cho rằng Ấn Độ can thiệp vào chuyện nội bộ của họ. Còn về phía Ấn Độ tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới, phong tỏa hàng hóa từ Ấn Độ đến Nepal. Trước tình hình đó, Thủ tướng N.Modi lo ngại rằng căng thẳng kéo dài chỉ tạo điều kiện cho Nepal “xích lại” gần hơn với Trung Quốc, còn chính phủ mới của Nepal, Thủ tướng Sharma Oil lo ngại mối quan hệ căng thẳng với Ấn Độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia vốn nhận được rất nhiều trợ giúp về mọi mặt từ Ấn Độ. Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia, chính phủ hai nước đã nhanh chóng thúc đ y những chuyến viếng thăm, đàm phán giải quyết những mâu thuẫn hiện tại và tiếp tục những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai nước. Ngay sau chuyến thăm Ấn Độ ba ngày của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nepal, ông Kaml Thapa, Ấn Độ đã cam kết cung cấp trở lại nhiên liệu, nhu yếu ph m cho Nepal. Lập tức 300 xe tải chở xăng dầu đã được lệnh vượt biên giới sang cung cấp cho Nepal.

Cùng với mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, quan hệ về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác cũng có những tiến triển tốt đẹp trong suốt giai đoạn 2001 - 2015.

+ Với Bhutan: Hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Quốc vương Bhutan Namgyel Wangchuck tháng 02 năm 2007 và ký Hiệp định bổ sung “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị 1949”. Hiệp ước năm 2007 đã đặt nền móng cho sự phát triển sâu rộng, toàn diện của quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI, cũng như đảm bảo hòa bình và hữu nghị, tự do thương mại và quyền bình đẳng cho công dân hai nước. Bhutan cam kết sẽ không cho phép bất kỳ thế lực nào lợi dụng lãnh thổ của Bhutan để hoạt động gây tổn hại đến lợi ích của Ấn Độ. Ấn Độ cam kết tiếp tục giúp Bhutan duy trì an ninh quốc gia, phát triển kinh tế… Từ đó đến nay, mối quan hệ ngoại giao đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước, các Bộ trưởng hai bên và đã ký kết một loạt các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực. Đặc biệt hơn, sau khi Thủ tướng

N.Modi nhậm chức, ông đã chọn Bhutan là điểm đến đầu tiên trong các chuyến công du nước ngoài trên cương vị mới. Điều này cho thấy được sự coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Bhutan, một nước nhỏ nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn về chiến lược đối với Ấn Độ. Chuyến thăm này đã mang lại cho hai bên những hợp tác phát triển thủy điện, giáo dục, truyền thông và du lịch giữa hai bên. Bên cạnh đó, những hợp tác về thương mại, đầu tư, kinh tế, văn hóa, viện trợ phát triển và an ninh tiếp tục được hai bên nhất trí thúc đ y dựa trên cơ sở đã có.

Tuy nhiên, vào những ngày gần đây, khi mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm do những căng thẳng di n ra tại vùng đất ngã ba giữa Ấn Độ - Trung Quốc - Bhutan giao nhau. Với mối quan hệ ngoại giao đặc biệt và vai trò giúp Bhutan về vấn đề an ninh theo Hiệp ước 2007 giữa hai nước đã ký kết, hy vọng rẳng Ấn Độ và Bhutan sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

+Với Bangladesh: Hai nước đều có các chuyến thăm qua lại lẫn nhau và ký kết

một loạt các văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng như “Hiệp định trao đổi đất xây dựng Đại sứ quán”, “Hiệp định văn hóa” (1993), “Hiệp định chia sẻ nguồn nước sông Hằng” với thời hạn 30 năm (12/1996), “Hiệp định khôi phục hòa bình biên giới” (2000), “Hiệp định về trao đổi 162 vùng đất “tách biệt” nằm trong lãnh thổ hai nước” (09/2011); “Hiệp định dẫn độ tội phạm” (09/2011); Thỏa thuận “Bangladesh cho Ấn Độ sử dụng các cảng Chittagong và Mongla” (09/2011) và hàng chục thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng, thông tin vi n thông, năng lượng và kết nối giao thông…

Ấn Độ và Bangladesh đã tham gia vào nhiều chương trình hợp tác khu vực thông qua các di n đàn đa phương như SAARC, BIMSTECT và Hiệp hội hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IORARC)... Những năm đầu thế kỷ XXI, hai bên không ngừng thúc đ y hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa và đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng và kết nối giao thông. Ấn Độ còn thường xuyên tiến hành các hoạt động viện trợ và hỗ trợ kinh tế để giúp Bangladesh đối phó với thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra; triển khai nhiều gói học bổng lớn và khuyến khích công dân học tập tại các trường đại học của Ấn Độ.

+ Với Sri Lanka: Hai bên đều nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ láng giềng này thông qua các cuộc viếng thăm và trao đổi đoàn cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai nước. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, du lịch..., trong đó việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - Sri Lanka tháng 3/2000 đã thúc đ y hợp tác kinh tế hai nước phát triển mạnh. Hiện nay, đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở Nam Á là Sri Lanka và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Sri Lanka trên toàn cầu. Quốc gia láng giềng này là một địa điểm được ưu tiên cho các đầu tư tiếp của Ấn Độ trên các lĩnh vực như bán lẻ xăng dầu, bệnh viện, vi n thông, bất động sản, khách sạn du lịch, dịch vụ, ngân hàng và tài chính, chế biến thực ph m.

Năm 2015, có thể nói là năm dấu mốc lịch sử đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ và Sri Lanka. Ngay sau khi nhậm chức (01/2015), Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena chọn Ấn Độ là điểm công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Trong chuyến thăm Ấn Độ 4 ngày của ông, Tổng thống M. Sirisena khẳng định mong muốn thúc đ y gần gũi với Ấn Độ. Trước đó, từ ngày 17 - 19/01/2015, Ngoại trưởng Sri Lanka cũng đã tới thăm Ấn Độ, tiến hành đàm phán với người đồng cấp và gặp Thủ tướng N.Modi cùng nhiều quan chức cấp cao Ấn Độ khác. Hai bên đã nhất trí thúc đ y và mở rộng hợp tác đồng thời ấn định thời điểm tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên về vấn đề hồi hương người Tamil vào cuối tháng 01/2015; nỗ lực giải quyết các bất đồng liên quan đến vấn đề dân cư... Ngay sau đó, Thủ tướng N.Modi cũng đã thăm Sri Lanka từ ngày 13 - 15/3/2015 và bày tỏ thiện chí của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại với các nước láng giềng trong đó có Sri Lanka.

+ Với Afganistan: Sau khi chế độ Taliban sụp đổ (2001), Ấn Độ tuyên bố ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phản đối nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Afganistan, đồng thời tích cực tham gia công cuộc tái thiết

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 109 - 117)