ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 138 - 148)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Thành tựu

4.1.1. Thành tựu

Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay với kế hoạch kinh tế mềm dẻo, linh hoạt và không rập khuôn, chú ý sự lựa chọn những chính sách, biện pháp thích hợp nhất mang lại sự thành công và sáng tạo cho Ấn Độ, phản ánh rõ tính độc lập tự chủ trong quá trình củng cố độc lập dân tộc. Ấn Độ trong những năm trước phát triển theo mô hình kinh tế “thay thế nhập kh u”, “hướng nội” là chính. Từ tháng 7/1991, Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện chuyển đổi nền kinh tế tập trung, kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và tự do hóa nền kinh tế, chú trọng khu vực tư nhân, giảm thuế, tự do hóa thị trường tài chính, tăng cường nội lực, khuyến khích FDI, phát triển dịch vụ và các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ, đồng thời tập trung đảm bảo y tế và giáo dục cơ bản, cải cách nông thôn, phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.... Ấn Độ, ngày nay, đã trở thành một nhân tố quan trọng mới trên bàn cờ quốc tế với những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực:

+ Về kinh tế: Nhờ cải cách, kinh tế Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nền kinh tế trì trệ khủng hoảng (GDP năm 1990 - 1991 chỉ đạt 0,8%, năm 1992 - 1993 đạt 5,3%), kinh tế Ấn Độ tăng trưởng một cách nhanh chóng. Bình quân giai đoạn 2000 - 2010 tăng 6,9%/năm (riêng năm 2009 là 7,4% và 2010 là 8,5%; năm 2010 GDP danh nghĩa đạt 1.530 tỷ USD, đứng thứ 10 thế giới, tính theo đầu người đạt 1.265 USD; GDP theo sức mua đạt 4.046 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, tăng 60% so với năm 2001, bình quân đầu người đạt 3.400 USD/năm; dự trữ ngoại tệ 310 tỷ USD). Bình quân tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012 - 2015 là 6,8% (riêng năm 2014: 7,4%,năm 2015: 7,6%)[116]. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm tài khóa 2015 - 2016 khoảng 7,4%. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Ấn Độ tăng trưởng khoảng 7,2% và sẽ là nền kinh tế có tốc độc tăng trưởng nhanh nhất thế giới

vào năm 2017. Trong đó, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Sản lượng lương thực năm 2005 - 2006 đạt 198.40 triệu tấn, năm 2013 - 2014 đạt 265.04 triệu tấn, năm 2014 - 2015 đạt 252,7 triệu tấn [141, tr.33], không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất kh u. Năm 2002, Ấn Độ xuất kh u gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan và đến năm 2012, Ấn Độ đã xuất kh u được 9 triệu tấn gạo và trở thành nhà xuất kh u gạo lớn nhất thế giới; sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ hai về hoa quả. Ngành chăn nuôi khá phát triển: Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới, với sản lượng 92,5 triệu tấn năm 2005, 146,3 triệu tấn năm 2014 - 2015 [141, tr.40 - Xem phụ lục 2]. Với kết quả của cuộc Cách mạng Xanh mới (Blue Revolution) của Thủ tướng N.Modi, ngành thủy sản đang mang lại những thành quả đầy hứa hẹn cho nông nghiệp Ấn Độ. Với sản lượng 10,1 triệu tấn năm 2014 - 2015, Ấn Độ trở thành nước sản xuất cá lớn nhất thế giới [141, tr.40- Xem phụ lục 2]. GDP của ngành công nghiệp tương đối ổn định ở mức 27 - 28%,[Xem thêm phụ lục 5]. Riêng doanh thu của ngành công nghệ thông tin đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001 - 2002 lên 58,7 tỷ USD năm 2008 - 2009, 146,5 tỷ năm 2014 - 2015, đóng góp cho GDP từ 0,4% (1991 - 1992) lên đến 9,5% (2014 - 2015). Ấn Độ đang kỳ vọng đạt mức 225 tỷ USD vào năm 2020. Ngành này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất kh u của mình với tổng số doanh thu từ 0,131 tỷ USD năm 1991 - 1992, 6,54 tỷ USD năm 2000 - 2001, 50,41 tỷ năm 2010 - 2011 và đạt 99,64 tỷ năm 2014 - 2015. Trong khi đó thị trường trong nước cũng đạt doanh thu 23,58 tỷ USD năm 2014 -2015 và tạo việc làm cho 3.688 triệu lao động [119, Xem thêm phụ lục 6]. Trong danh sách của Fortune 500 và Global 2000 có rất nhiều công ty IT của Ấn Độ với những công ty tên tuổi như: Infosys, Wipro, TCS, Tech Mahindra... Tính đến năm 2015, FDI trong lĩnh vực này đạt 22,832 triệu USD chiếm 7% tổng FDI vào Ấn Độ, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Dubai đều có mặt ở quốc gia này [119]. Hiện nay thành phố Bangalore,

thuộc bang Karnataka và thành phố Hyderabad thuộc bang Andhra Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được biết đến là các thủ phủ công nghệ thông tin, “thung lũng Silicon” thứ hai của thế giới [119]. Ngành công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế Ấn Độ, chiếm 2,8% tổng GDP và chiếm 9% GDP của ngành công nghiệp năm 2015, tạo việc làm cho 700,000 người lao động bao gồm cả lao động thời vụ [96, tr.5]. Hiện nay, về lĩnh vực nhiên liệu khoáng sản, Ấn Độ là nhà sản xuất lớn thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ) về than đá và than non, xếp thứ 24 về sản xuất dầu thô, xếp thứ 6 về sản xuất bô-xít, thứ 3 về sản xuất về cro-xit.., top 10 quốc gia sản xuất than cốc [96, tr.5]. Một điều đáng chú ý là Ấn Độ không chỉ xuất kh u sản ph m truyền thống như gia vị, thảm, gạo và hàng thủ công, mà giờ đây Ấn Độ đang bán ra thị trường nước ngoài đủ loại sản ph m như xe hơi, đồng hồ, rượu, thảo dược, các sản ph m điện tử và đặc biệt là phần mềm máy tính. Tỷ trọng của nhóm ngành này trong tổng GDP là tương đối ổn định từ 14,51% - 16,5%. Ngành sản xuất thép có những bước phát triển vượt bậc về sản lượng, công nghệ sản xuất, chất lượng và cả khả năng cạnh tranh. Ấn Độ từ vị trí là nước sản xuất đứng thứ 8 năm 2003 đã vươn lên vị trí thứ 5 năm 2006 và thứ thứ 4 năm 2015. Sản lượng thép tăng vọt từ năm 2008 trở lại đây: năm 2008 - 2009 (55 triệu tấn), 79 triệu tấn (năm 2013 - 2014), 91,46 triệu tấn (năm 2014 - 2015), chiếm 2% GDP của Ấn Độ, 6,5% GDP của ngành công nghiệp chế tạo, tạo việc làm cho 600,000 lao động [85, tr.2]...

Theo báo cáo của Liên minh công nghiệp Ấn Độ, CII (Conferderation of India Industry), cơ cấu kinh tế thế mạnh nổi trội của Ấn Độ là dịch vụ, chiếm 61% GDP, trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về ngành này, đặc biệt dịch vụ phần mềm và tài chính rất phát triển. Ấn Độ đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm với tốc độ được đánh giá là nhanh nhất thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), đứng thứ 55 trong 138 nền kinh tế thế giới. (năm 2014: chỉ số là 4,2 xếp thứ 71/140; năm 2015 chỉ số 4,31 xếp thứ 71/140; năm 2016 chỉ số là 4,52 xếp thứ 55/138) [174]. Với chính sách mở cửa thông thoáng, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh quốc tế. Theo báo cáo của Phòng Chính sách và Thúc đ y Công nghiệp phát triển, chính phủ Ấn Độ, tổng FDI vào Ấn Độ từ

năm 1991 đến hết quý 1 năm 2016 đạt 371 tỷ USD. Trong bối cảnh FDI toàn cầu giảm 16% trong những năm qua thì Ấn Độ vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng FDI khá tốt, năm tài khóa 2014 - 2015 đạt 30,931 triệu USD tăng 27% so với năm tài khóa 2013 - 2014 (24,299 triệu USD); năm 2015 - 2016 đạt 63 tỷ USD vượt lên trên vị trí của Trung Quốc trong việc thu hút FDI toàn cầu [115, tr.4-5. Dòng chảy FDI đã trở thành tác nhân quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và tăng trưởng mạnh trong suốt những năm vừa qua. Đến nay, hơn 800 công ty nước ngoài đã đặt cơ sở ở Ấn Độ với khoảng 1.000 dự án trong đó các tập đoàn lớn như Samsung, Foxccon, Airbus, Nissan, IBM... đều có mặt tại Ấn Độ. Trong số các quốc gia đầu tư vào Ấn Độ, Mauritius luôn đứng đầu trong bảng danh sách, tiếp đến là Singapore và nước Anh. Đặc biệt, chiến dịch “make in India” đã mang lại dấu hiệu tích cực cho Ấn Độ khi tập đoàn Airbus của Mỹ tuyên bố chi 500 triệu USD hợp tác với các doanh nghiệp Ấn Độ năm 2015 trong việc sản xuất máy bay Airbus và tạo việc làm cho 6,000 lao động, tham gia tới 80% quy trình sản xuất của loại sản ph m này.

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp tới 50% GDP và 60% sức tăng trưởng của Ấn Độ; hơn 100 công ty có vốn thị trường từ 1 tỷ USD trở lên. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ cũng dần được cải thiện, nhiều hãng sản xuất ô tô, máy bay tầm cỡ của Mỹ và Nhật Bản đã hợp tác sản xuất với các hợp đồng giá trị lớn, các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia sản xuất các chuỗi giá trị toàn cầu mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay, theo số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 7 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2015 GDP của Ấn Độ đạt trên 2 tỷ USD) [Xem thêm phụ lục 3] và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP). Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được nhận định là một nước công nghiệp mới (NICS).

+ Về chính trị: Chính trị nội bộ được duy trì tương đối ổn định. Mặc dù còn

nhiều vụ khủng bố, mâu thuẫn tôn giáo và đấu tranh gay gắt giữa các đảng nhưng Ấn Độ xử lý khéo léo, đảm bảo an ninh quốc gia. Dù là một quốc gia đa đảng nhưng từ năm1991 đến nay chính quyền chủ yếu do hai chính đảng lãnh đạo vì vậy việc thực thi chính sách của Chính phủ Ấn Độ được ổn định, liên tục. Với chính sách đối ngoại

mềm dẻo, linh hoạt mà trọng điểm là “Chính sách hướng Đông” sau này chuyển thành chính sách “Hành động ở phía Đông”, “Chính sách văn hóa mềm”... đã giúp Ấn Độ có một vị thế và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền với những chính sách ngoại giao quyết đoán và năng động hơn đã khiến Ấn Độ đột ngột nổi lên trong nhận thức chiến lược toàn cầu. Tất cả điều này đã khiến Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia điều chỉnh ưu tiên chính sách đối ngoại với Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ đóng vai trò nòng cốt trong tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC); là thành viên tích cực trong nhóm G20, BRICS và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực như RCEP, BCIM-EC, IORA (Hiệp hội các nước bao quanh Ấn Độ Dương); Ấn Độ thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn cầu với các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á - Thái

Bình Dương: quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Nga, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc, quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn cầu với các nước Đông Á..; Vị thế và ảnh hưởng của Ấn Độ ngày càng gia tăng tại các khu vực và các di n đàn đa phương trên thế giới.

+ Về an ninh - quốc phòng: Ấn Độ có tiềm lực quốc phòng mạnh thứ tư thế

giới (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga); Ngân sách quốc phòng năm 2010 là 32,75 tỷ USD, năm 2014 là 36,3 tỷ USD, năm 2015 là 39,8 tỷ USD [97]; quân chính quy và dự bị đông thứ 2 thế giới (4,207,250 người) [165]; có vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu đa năng, tên lửa mang đầu đạn nhân tầm bắn 3.500 km, tên lửa siêu âm, 5000 xe tăng, 3.200 pháo cao xạ, lực lượng hải quân hùng mạnh...[45, tr.51]. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân giúp Ấn Độ có vai trò răn đe chiến lược ở Nam Á và toàn cầu. Năm 2015, Ấn Độ đã thông qua các dự án quân sự trị giá hơn 40 tỷ USD[64]. Ấn Độ đã trở thành thành viên của một loạt các cơ chế an ninh khu vực như: ARF (1995), ReCAAP (2006), ADMM + (2010), SCO (2017). Ấn Độ tham gia vào các cuộc tập trận đa phương trên Biển Đông và Thái Bình Dương... Hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước như Singapore, Nhật bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam được nâng cấp và cải thiện đáng kể.

lập dân tộc, Ấn Độ luôn sử dụng yếu tố văn hóa để củng cố cho sức mạnh tổng hợp quốc gia. Với “Chính sách văn hóa mềm” và “Ngoại giao Phật giáo”, Ấn Độ đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa với thế giới và trở thành một điểm du lịch hành hương với hệ thống dày đặc các viện bảo tàng, các danh lam thắng cảnh mang đậm nét văn hóa của Ấn Độ đối với các tín đồ Phật giáo trên toàn cầu. Ấn Độ còn đ y mạnh phát triển ngành điện ảnh Bollyhood và môn thể thao tâm linh Yoga. Ấn Độ đã đề xuất thành công Liên hợp quốc công nhận ngày Quốc tế Yoga (ngày 21/6 hàng năm). Xuất kh u ngành điện ảnh Bollyhood và môn thể thao tâm linh Yoga cũng góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia mới nổi này. Giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và các quốc gia tại khu vực châu Á được đ y mạnh; công tác trao đổi lưu học sinh về văn hóa, giáo dục được tăng cường... Nhìn chung, mục đích trong chính sách ngoại giao văn hóa của Thủ tướng N.Modi là trở thành thủ lĩnh tinh thần toàn cầu đang có những thành công nhất định trong những năm gần đây.

Ấn Độ được đánh giá là trung tâm nguồn nhân lực chất lượng trên toàn thế giới đặc biệt trung lĩnh vực IT, khoa học kỹ thuật và y học. Với lực lượng lao động lên tới gần 700 triệu người dưới 30 tuổi [114, tr39], 100 triệu người sử dụng tiếng Anh thành thạo, 4 triệu nhà khoa học (nhiều người có trình độ hàng đầu thế giới), 300 triệu người trung lưu, 35 triệu người Ấn kiều ở nước ngoài với hàng chục tỷ USD kiều hối hàng năm.

Một số ngành khoa học và công nghệ của Ấn Độ (hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược ph m, hải dương học, thủy tinh lỏng, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...) ở trình độ ngang với các nước phát triển. Tháng 10/2008, Ấn Độ là nước thứ 3 ở Châu Á (sau Nhật Bản, Trung Quốc) phóng tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng. “Cách mạng xám” trong hơn 20 năm qua đưa Ấn Độ là một trong mười siêu cường thế giới về công nghệ thông tin, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 100 tỷ USD, năm 2015 là 146,5 tỷ USD [112], xuất kh u phần mềm đi 75 nước, với Bangalore là “Thung lũng Silicon” thứ 2 thế giới. Lĩnh vực thương mại điện tử ở Ấn Độ đã có bước phát triển nhảy vọt. Ngành công nghiệp vũ trụ đang có những bước phát triển vượt bậc giúp

Ấn Độ đang giành được vị trí số một trong cuộc chạy đua không gian với các nước lớn. Đặc biệt, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Ấn Độ liên tục khẳng định khả năng chinh phục vũ trụ của mình bằng các cuộc phóng vệ tinh vào không gian. Đáng chú ý nhất là việc tàu vũ trụ Mangalyaan đã mang vệ tinh thành công tới Hành tinh đỏ vào ngày 24/9/2014 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành vũ trụ Ấn Độ. Ấn Độ có thể khẳng định với thế giới rằng họ hoàn toàn thực hiện được giấc mơ chinh phục vũ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 (Trang 138 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w