Nhóm nhân tố tổ chức

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu luận án

1.4.2.Nhóm nhân tố tổ chức

Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố cụ thể sau:

Nhân tố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin là điều kiện cơ bản để ứng dụng và triển khai có hiệu quả KTQTCP phục vụ các chức năng quản trị. Nhân tố này không chỉ đề cập đến cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đang phục vụ cho hoạt động quản trị chung mà còn

liên quan trực tiếp đến phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng có thích hợp hoặc được tích hợp KTQTCP hay không? (Xu và cộng sự, 2003).

Nhân tố mức độ ủy quyền, trách nhiệm

Nhân tố này vừa liên quan đến lý thuyết thực hành, vừa liên quan đến lý thuyết đại diện. Theo đó mức độ ủy quyền trách nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng thông tin KTQTCP phục vụ các chức năng quản trị, giải trình trách nhiệm của từng cấp quản trị trong mỗi tổ chức (Trần Ngọc Hùng, 2016; Chapman và cộng sự, 2007).

Nhân tố sản phẩm

Do đặc thù ngành nghề, lĩnh vực, công nghệ nên sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất không giống nhau. Có điểm chung là doanh nghiệp đều hướng tới quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất sản phẩm, tiết kiệm chi phí, với quy mô sản xuất ngày càng lớn, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng. Điều này đặt ra các điều kiện và nhu cầu cho ứng dụng KTQTCP trong các doanh nghiệp (Alter, 2002) - Handbook of Management Accounting

Research do Chapman và cộng sự tổng hợp năm 2007.

Nhân tố quy mô doanh nghiệp

Quy mô khác nhau dẫn đến ứng dụng, nhu cầu sử dụng KTQTCP trong mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Nội hàm của nhân tố này bao gồm các vấn đề như: Doanh thu; số lượng nhân viên; số lượng phòng ban, chi nhánh của doanh nghiệp (Robert H. Chenhall, 2007) trong Handbook of Management Accounting Research do Chapman và cộng sự tổng hợp năm 2007.

Nhân tố văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có lẽ là một trong số ít các nhân tố mà hầu như các lý thuyết nghiên cứu về KTQT đều đề cập. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của văn hóa trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi luận án, nhân tố này được nghiên cứu thông qua khảo sát sự hỗ trợ giữa nhà quản trị với nhân viên, các nhân viên với nhau và sự đồng thuận hướng tới các mục tiêu chung của doanh nghiệp, trong đó có các mục tiêu về quản trị chi phí (Asper Ererim, 2012) - Handbook of Management

Accounting Research do Chapman và cộng sự tổng hợp năm 2007.

Nhân tố chi phí cho việc đầu tư

Nhân tố này được Trần Ngọc Hùng (2016) khái quát trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Chi phí cho việc đầu tư liên quan đến KTQTCP không chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp cho việc đầu tư công nghệ mà còn phải kể đến các chi phí để thuê các chuyên gia tư vấn, kiểm tra tính hiệu quả quá trình vận hành KTQTCP trong

doanh nghiệp.

Nhân tố chiến lược kinh doanh

Giống như văn hóa, chiến lược kinh doanh cũng là nhân tố được đề cập nhiều trong kết quả nghiên cứu và có nội hàm rất rộng. Để xem xét sự tác động của nhân tố này, luận án tập trung vào các nội dung đã được Tuan Zainun và Tuan Mat (2010) đề cập là: “Chiến lược chú trọng thiết kế sản phẩm mới; cung cấp sản phẩm với chất lượng cao; hệ thống phân phối rộng; cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt; sản xuất theo yêu cầu

giao hàng; sản xuất theo yêu cầu chuyên biệt của khách hàng”.

Nhân tố mức độ sở hữu của Nhà nước

Mức độ sở hữu của Nhà nước là nhân tố hầu như không được đề cập trên thế giới thì nhân tố này đã được Trần Ngọc Hùng (2016) đề xuất thông qua tổng hợp ý kiến chuyên gia vì phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Theo đó ở những tỉ lệ sở hữu vốn của Nhà nước khác nhau trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc ứng dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp trong đó có KTQTCP.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 66 - 68)