Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gốm,

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu luận án

2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gốm,

mô vừa trở lên, cá biệt có những doanh nghiệp quy mô rất lớn (thậm chí lớn nhất Việt Nam) như Công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ Hảo Cảnh, với 6 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng hiện đại được vận hành bởi gần 1.700 cán bộ công nhân viên, doanh thu hàng năm (tính trung bình cho 2 năm 2017, 2018) xấp xỉ 800 tỷ đồng.

Nhìn chung các doanh nghiệp đều có quy trình sản xuất tiên tiến, trang thiết bị hiện đại so với khu vực và thế giới. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ, với phương pháp tạo hình, phun men theo công nghệ đổ rót áp lực, nung sản phẩm trong lò tuynel điều khiển tự động, sử dụng lớp phủ nano để làm tăng độ bóng bề mặt, làm giảm khả năng bám dính và khả năng chịu đựng sự xâm thực của môi trường. Hệ thống kiểm tra chất lượng và phòng thí nghiệm của một số doanh nghiệp được trang bị đầy đủ. Sản phẩm gốm sứ xây dựng được sản xuất tương đối đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và hầu hết đạt các chỉ tiêu kỹ thuật của Việt Nam (TC 6073 – 2005). Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam, các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia và một số nước châu Phi như: Angola, Nigeria, Togo.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmgốm, sứ xây dựng gốm, sứ xây dựng

2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo mô hình trực tuyến chức năng. Qua khảo sát, các phòng ban của các doanh nghiệp này thường bao gồm: Ban giám đốc, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch vật tư, Phòng kỹ thuật, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán và các nhà máy (phân xưởng trực thuộc) với các nhiệm vụ cụ thể sau (Phụ lục 2.2).

Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng luật pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời đảm bảo yêu cầu, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn, cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.

Phòng Kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ và thực hiện tiêu thụ thành phẩm; thu thập và xử lý các thông tin về khách hàng, thiết lập và thanh quyết toán các hợp đồng bán hàng.

Phòng Kế hoạch - Vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ và giám sát quá trình sản xuất; tổ chức cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng.

Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất; triển khai quy trình, quy phạm kỹ thuật, giám sát kỹ thuật công nghệ đã được triển khai; sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ an toàn lao động; triển khai thiết kế và chế tạo các loại khuân mẫu phục vụ cho sản xuất sản phẩm; chịu trách nhiệm về mẫu mã sản phẩm.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Xác định nhu cầu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ bố trí, sắp xếp sử dụng cán bộ nhận viên phát huy năng lực cá nhân, đảm bảo hiệu quả công việc cao. Giải quyết những vấn đề thuộc về công tác hành chính, nhân sự của công ty.

Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tổ chức kế toán, lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch sản xuất, chấp hành chế độ báo cáo kế toán do Nhà nước qui định, lưu trữ hồ sơ chứng từ. Đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thu thập, xử lý số liệu kế toán; kiểm tra giám sát thu chi tài chính; phân tích số liệu kế toán và đề xuất giải pháp; triển khai thực hiện, giám sát kế hoạch tài chính; thực hiện quản lý vật tư, tài sản, kiểm kê định kỳ; thực hiện làm các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; hướng dẫn, chủ trì xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Bộ phận KCS: Chịu trách nhiệm thống kê đầu vào hệ thống tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm; kiểm soát quá trình kiểm nghiệm; đề xuất các đơn vị khắc phục và áp dụng

các hành động phòng ngừa/cải tiến; cập nhật các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng; hàng năm tham gia xây dựng mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện chất lượng trong phạm vi được phân công.

Các Nhà máy (phân xưởng sản xuất) trực thuộc: Tổ chức thực hiện sản xuất các sản phẩm theo đúng mẫu mã, đúng quy trình kỹ thuật và đúng tiến độ kế hoạch sản

xuất. Việc phân cấp quản lý tại các nhà máy (phân xưởng) trực thuộc mới dừng lại ở việc duy trì chuyên cần, đề xuất thưởng phạt cho người lao động, đảm bảo năng suất, kế hoạch, tiến độ công việc và chất lượng cho sản phẩm. Các nhà máy (hoặc phân xưởng sản xuất) thường bao gồm các bộ phận: Cơ điện, men mộc, khuôn, tạo hình, lò nung.

Người đứng đầu các phòng ban và nhà máy chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám đốc về công việc của các bộ phận trực thuộc, chủ động đề xuất, tham mưu với Ban giám đốc xây dựng kế hoạch thực hiện của bộ phận và kế hoạch chung của toàn doanh nghiệp.

2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi giai đoạn đều tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt với khối lượng lớn. Cùng một dây chuyền công nghệ cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau về chủng loại, kích cỡ, màu sắc…Mỗi chu kỳ sản xuất sản phẩm tất yếu đều phát sinh những loại sản phẩm có qui cách phẩm cấp khác nhau.

Công nghệ sản xuất gốm sứ xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 1994 đến nay được nhập khẩu từ Châu Âu, chủ yếu là từ Ý. So với công nghệ sản xuất trước năm 1993 thì khác nhau ở hai công đoạn chính là sấy phun tạo bột ép và nung nhanh. Thời gian nung nhanh một lần hoặc hai lần trong lò con lăn từ 35 đến 60 phút thay vì nung từ 20 đến 30 giờ theo công nghệ cũ.

Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm gốm sứ xây dựng phổ biến hiện nay có thể tóm tắt như sau:

Chuẩn bị bột xương: Nguyên liệu thô được khai thác hoặc mua về nhà máy được đưa vào kho dữ trữ theo từng loại riêng biệt. Nguyên liệu được cân định lượng chính xác từng loại sau đó nạp vào phễu để cấp cho máy nghiền bi. Nghiền liệu sử dụng phương pháp nghiền ướt theo mẻ trong máy nghiền bi dung tích 30.000 – 38.000 lít. Sau khi nghiền, hồ có độ ẩm khoảng 35% được xả vào bể chứa có máy khuấy. Từ bể khuấy, hồ được đồng nhất, qua sàng rung, lọc sắt từ và bơm cấp vào lò sấy phun. Hồ sau sấy phun tạp thành bột có độ ẩm khoảng 6% được các băng tải, gầu tải đưa vào dự trữ trong các silô chứa.

Ép và sấy sản phẩm mộc: Bột ép được tháo ra khỏi silô tự động, qua băng tải, gầu tải vào phễu máy ép và cấp cho khuôn ép. Máy ép hoạt động tự động theo chương trình cài đặt sẵn. Lực ép tối đa của máy tùy thuộc vào kích thước sản phẩm. Sản phẩm sau khi

ép xong được đẩy ra khỏi khuôn, thổi sạch bụi và chạy trên băng chuyền vào lò sấy thanh lăn. Thời gian sấy trung bình tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và kích thước của sản phẩm.

Nung: Có thể lựa chọn công nghệ nung một lần hoặc nung hai lần. Nung hai lần thì năng suất cao và ít phế phẩm hơn. Như đối với sản phẩm gạch, ở Việt Nam thường lựa chọn nung một lần để sản xuất gạch lát và nung hai lần để sản xuất gạch ốp. Sản phẩm mộc ra khỏi lò sấy được đưa thẳng vào lò nung thanh lăn với chu kỳ nung và nhiệt độ nung phù hợp theo từng loại sản phẩm. Sản phẩm nung xong được đưa qua thiết bị kiểm tra để loại bỏ các viên nứt và khuyết tật bề mặt, sau đó đưa sang dây chuyền tráng men.

Tráng men: Men được gia công và dự trữ trong bể chứa để cấp cho xưởng tráng men. Sản phẩm ra khỏi lò nung thanh lăn hoặc lò sấy thanh lăn, theo băng chuyền được đưa thẳng vào dây chuyền tráng men, làm sạch, phủ men, in hoa văn trang trí bằng cách thiết bị chuyên dùng.

Nung sản phẩm đã tráng men: Đối với công nghệ nung một lần thì sau khi tráng men, trang trí, qua máy xếp tải, sản phẩm được xếp lên các xe lưu chứa, sau đó theo xe rùa nâng tự động đưa đến máy dỡ tải và cấp vào lò nung thanh lăn. Nhiệt độ làm việc của lò nung khoảng 1200 độ C với chu kỳ nung trung bình riêng biệt cho từng loại. Đối với công nghệ nung hai lần thì sau khi tráng men, trang trí, sản phẩm được đưa vào lò nung thanh lăn. Nhiệt độ làm việc của lò khoảng 950 – 1000 độ C với chu kỳ nung trung bình khoảng

phút.

Phân loại và đóng gói sản phẩm: Sản phẩm sau khi nung được đưa vào băng chuyền phân loại tự động, xếp chồng, đóng gói vào hộp, dán keo, in nhãn mác, bọc ni lông và đưa vào kho. (Phụ lục 2.3)

Các đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gốm sứ xây dựng tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung, KTQTCP nói riêng trong mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 78 - 81)