7. Kết cấu luận án
1.5.3. Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản, quốc gia quản trị, cái nôi của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Chính tại đây nhiều nghệ thuật quản trị đã được ra đời, tạo tiền đề nảy sinh ra nghệ thuật
kế toán quản trị kiểu Nhật, có tác động quan trọng đến nội dung kế toán quản trị trên thế giới trong đó có KTQTCP.
Khi nghiên cứu về kế toán chi phí với các chức năng quản trị trong các doanh nghiệp ở Nhật Bản, có thể thấy quốc gia này chịu ảnh hưởng lớn của các nước Phương Tây, nhất là của Đức và Anh trước Chiến tranh thế giới thứ II và sau này là Hoa Kỳ. Khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề trong trạng thái hỗn loạn. Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng đề án về phát triển mô hình chi phí hiện đại dựa trên sự tham khảo hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp của Đức, Anh và Hoa Kỳ để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển với ba trọng tâm chính là:
Mô hình kế toán chi phí được xây dựng là mô hình chung, mang tính giao thoa, tương đồng với các quốc gia tiên tiến trên thế giới;
Tuân thủ tiêu chuẩn của xã hội và sự ràng buộc của các hiệp hội ngành nghề Nhật Bản;
Để phục vụ các chức năng quản trị, hệ thống kế toán chi phí phải đáp ứng được 5 mục đích, gồm: Lập dự toán ngân sách (ngân sách hoạt động, ngân sách chiến lược; xác định chi phí quản lý; tính giá; lập kế hoạch, ra quyết định và lập báo cáo tài chính
(Yoshikawa, 2001).
Từ năm 1950 đến năm 1980, liên quan đến chức năng lập kế hoạch, kiếm soát, đánh giá chi phí và ra quyết định, một loạt các kỹ thuật kế toán quản trị đã được phát triển bởi các doanh nghiệp của Nhật Bản để cạnh tranh tích cực với sự thống trị của các doanh nghiệp nước ngoài, có thể kể đến các phương pháp như: JIT – Just in time (Đúng sản phẩm
– với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết); quản lý chất lượng toàn diện và đặc biệt là phương pháp chi phí mục tiêu. Nguyên nhân chính là từ những năm 1960, các doanh nghiệp của Nhật Bản đã chuyển trọng tâm từ sản xuất cái doanh nghiệp có sang sản xuất cái thị trường cần. Với ý thức hệ đó việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu, phát triển, thiết kế, lập kế hoạch để sản xuất sản phẩm với chất lượng cao được xem là tối quan trọng, trong khi các quy trình sản xuất, đóng gói, lưu trữ, hậu cần là thứ yếu.
Đến những năm 1990, phương pháp chi phí mục tiêu càng có điều kiện phát triển ở Nhật Bản vì nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái năm 1990 – 1991 và sự tăng giá của đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ buộc các doanh nghiệp phải thắt chặt, cắt giảm các chi phí không cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận.
Ngày nay, khi đề cập đến hệ thống kế toán chi phí với các chức năng quản trị của Nhật Bản, có một số nội dung mang tính đặc thù cần nhấn mạnh, đó là:
Việc phân loại chi phí được chú trọng và thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều loại chi phí. Danh mục chi phí được thiết kế tương đồng với các hệ thống sản xuất của nền kinh tế.
Chi phí sản phẩm được xác định dựa trên các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phần phân bổ của các chi phí sản xuất chung. Trong đó tiêu chuẩn phân bổ chi phí chung được sử dụng phổ biến là dựa trên tỷ
lệ kousuu. Cụ thể kousuu là tập hợp các hoạt động chuyển đổi được tính theo giờ làm việc
cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc (Yoshikawa, 2001).
Hàng tháng các chi phí dự kiến được tính toán và so sánh với chi phí thực tế. Bất kỳ sự chênh lệch nào đều được ghi nhận và xác định nguyên nhân.
Quá trình tập hợp chi phí thực tế trong doanh nghiệp hoặc theo quá trình sản xuất hoặc theo công việc hay theo cách gọi của các doanh nghiệp Nhật Bản là mô hình tích lũy dạng kim tự tháp hoặc mô hình phi tích lũy – phi kim tự tháp (Yoshikawa, 2001).